(BVPL) - Mùa xuân là mùa mà các lễ hội kéo dài tưởng chừng như bất tận. Lễ hội ngày nay đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của nhân dân từ ngàn xưa cho tới nay. Đi chơi trong mùa lễ hội cũng là cách để đắm mình cảm nhận không khí náo nức, để sống những khoảnh khắc quá khứ truyền thống được tái hiện sinh động. Xin giới thiệu với các bạn một số lễ hội đặc sắc diễn ra trong tháng 2 âm lịch này.
 
Hội Chùa Trầm - tâm linh cổ kính của xứ Đoài (2/2 âm lịch)
 
Chùa Trầm tọa lạc trên một diện tích chỉ trên dưới năm chục mét vuông trên núi Trầm (hay còn gọi là Tử Trầm Sơn), thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 25 km. Chùa trầm là một quần thể gồm 3 ngôi chùa: Chùa Trầm, chùa Hang và chùa Vô Vi, được xây dựng trên núi Trầm (còn gọi là Tử Trầm Sơn), thuộc địa phận xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa được xây dựng vào thể kỷ 16 do một vị tướng sau khi xuất gia lập nên. Xưa kia toàn bộ khu núi Trầm là nơi vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung. Núi Tử Trầm có chùa Hang được xây dựng trong động Long Tiên dưới chân Tử Trầm Sơn với những pho tượng đá, văn bia khắc trên vách động, trống đá, khánh đá... ; có hang Long Tiên Động rất lớn và bàn thờ Phật bên trong. Ở đây có đường lên đỉnh núi gọi là đường lên Trời và đường xuống hang sâu gọi là đường xuống Âm phủ. Đứng trên đỉnh núi Trầm có thể nhìn thấy toàn cảnh vùng đất So Sở và các danh thắng kề cận như chùa Vô Vi, chùa Trăm Gian ...
 
Vào dịp lễ hội, du khách về dự có tới hàng nghìn người. Núi Trầm là một địa điểm du lịch quan trọng trên bản đồ Hà Nội, là một địa chỉ văn hóa – lịch sử thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
Vào dịp lễ hội, du khách về dự có tới hàng nghìn người. Núi Trầm là một địa điểm du lịch quan trọng trên bản đồ Hà Nội, là một địa chỉ văn hóa – lịch sử thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Nguồn internet
 
Lễ hội kén rể (2/2 âm lịch)
 
Lễ hội kén rể làng Đường Yên là một trong những lễ hội dân gian độc đáo của vùng Kinh Bắc ngày xưa nói chung và huyện Đông Anh ngày nay nói riêng. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ ngày sinh của bà Lê Hoa, một nữ tướng của Hai Bà Trưng. Lễ hội mô phỏng theo sự kiện bà kén người tài làm chồng sau khi thắng giặc về làng.
 
Theo truyền thuyết, nữ tướng Lê Thị Hoa từng tham gia đánh thắng giặc Nam Hán và được Hai Bà Trưng sắc phong “Nữ sử anh phong”. Bà trở về làng cùng nhân dân lập ấp, phát triển canh nông. Để tưởng nhớ công lao của bà, hàng năm vào ngày 2/2, dân làng Đường Yên, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội lại tổ chức lễ hội kén rể với những nghi thức và trò chơi dân gian hết sức độc đáo để chọn rể tài hiền cho nữ tướng. 
 
Mở đầu là lễ vinh quy bái tổ của nữ tướng Lê Hoa. Sau phần lễ là màn trình diễn độc đáo của 2 chàng trai trong phần thi kén rể. Họ phải trổ tài kể vè, giới thiệu bản thân, cấy lúa, cày ruộng, câu ếch, bắt lợn, “chõng chó” (chọc cho chó sủa vang lên).
Mở đầu là lễ vinh quy bái tổ của nữ tướng Lê Hoa. Sau phần lễ là màn trình diễn độc đáo của 2 chàng trai trong phần thi kén rể. Họ phải trổ tài kể vè, giới thiệu bản thân, cấy lúa, cày ruộng, câu ếch, bắt lợn, “chõng chó” (chọc cho chó sủa vang lên). Nguồn internet.
 
Hội năm làng Mọc (9 - 11/2 âm lịch)
 
Lễ hội lớn chung cho 5 làng Mọc (Mọc Quan Nhân, Mọc Chính Kinh, Mọc Cự Lộc, Mọc Giáp Nhất, Mọc Phùng Khoang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) nhộn nhịp tưng bừng (cứ 5 năm tổ chức lớn một lần). Vào chính hội (11/2), từ mờ sáng, kiệu, rồng, sư tử, bát bửu, chấp kích, cờ quạt, đội tế, đội dâng hương... đi theo nhịp trống, nhạc bát âm từ đình Phùng Khoang đến đình Giáp Nhất. Đoạn đường rước dài trên 3km, đi qua làng nào đoàn rước của làng đó ra đón mừng rồi nhập cuộc. Đoàn rước của năm làng nối tiếp nhau dài trên một cây số với một biển cờ, quạt, hương án, long đình, voi nan, ngựa gỗ... đội múa rồng, múa sư tử, ông thổ, ông địa phe phẩy quạt ở giữa. Trong hội có nhiều trò chơi: đánh vật, chọi gà, chơi cờ tướng, hát chèo...
 
nguồn internet
 Từ mờ sáng, kiệu, rồng, sư tử, bát bửu, chấp kích, cờ quạt, đội tế, đội dâng hương... đi theo nhịp trống, nhạc bát âm từ đình Phùng Khoang đến đình Giáp Nhất. Nguồn internet
 
Xưa dân làng Mọc chọn năm nào phong đăng hoà cốc, dân khang, vật thịnh sẽ làm giấy xin phép quan trên cho mở hội. Hội năm làng được tổ chức rất trọng thể với nhiều nghi thức, trò diễn hấp dẫn. Các già làng cho rằng lễ hội năm làng được tổ chức nhằm rước các Thánh du xuân và thưởng lãm cảnh quan năm làng; năm làng vẫn giữ qui ước, lệ như xưa là đến kỳ Đại hội Năm làng Mọc sẽ vẫn cùng nhau tổ chức Lễ hội và rước sách tế Thần cầu cho quốc thái dân an...
 
Lễ hội Nghinh Cô Long Hải (10-12/2 âm lịch)
 
lễ hội
Lễ hội Nghinh Cô Long Hải . Nguồn Internet
 
Lễ hội Nghinh Cô Long Hải (Lễ Giổ Cô) là một trong những lễ hội nước lớn nhất của ngư dân ven biển Nam Bộ. Lễ hội kết hợp giữa lễ hội Cầu ngư với tục thờ cúng Thần biển (Thủy Long, Cá voi) và tín ngưỡng thờ Mẫu – Nữ thần của dân cư địa phương. Hàng năm lễ hội được tổ chức từ ngày 10-12/2 âm lịch tại Dinh Cô (năm trên triền núi Thùy Vân, thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) nhằm tưởng nhớ Cô, tức “Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi Thần”.
 
 
Ngày vía cô trở thành lễ hội lớn thu hút rất đông khách từ nhiều tỉnh thành khác đến. Các đội múa lân, dàn nhạc ngũ âm từ nhiều tỉnh Nam bộ đến góp vui. Các nghi lễ trong ngày hội: lễ cầu an tại chính điện vào đêm hôm trước. Bên ngoài diễn ra đêm hội hoa. Lễ rước vào sáng 12 trên hàng chục chiếc ghe thuyền trang hoàng lộng lẫy để cầu mong trời yên bể lặng, tôm cá đầy khoang.
 
 
Hội miếu Ông Địa (2/2 âm lịch)
 
Miếu Ông Địa (125 đường Lê Lợi, phường 3, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 và từng được vua Tự Đức sắc phong vào năm 1852. Hàng năm lễ hội diễn ra vào ngày 2/2 âm lịch là ngày vía Thổ địa Phúc Đức Chính Thần. 
 
Nguồn internet
Hội miếu Ông Địa.Nguồn internet
 
Đây là lễ hội tiêu biểu cho các lễ hội miếu ở TP.HCM và Nam bộ với các nghi thức: “gióng trống khai trang” thông báo vào lễ, “mời trầu” bằng điệu hát bóng rỗi để thỉnh thần về dự lễ, diễn tuồng hài “Địa Nàng” với nhân vật ông Địa và nàng tiên mang nội dung phê phán thói hư tật xấu trong xã hội hương thôn xưa. Sau đó là màn diễn múa mâm vàng, mâm bạc và múa đồ chơi do các nghệ nhân dân gian trình diễn. Kết thúc hội là nghi thức phát lộc.
 
 
Lễ Kỳ Yên đình Bình Đông (10 - 14/2 âm lịch)
 
Ảnh minh họa.
Lễ Kỳ Yên đình Bình Đông. Ảnh minh họa.
 
Đình Bình Đông nằm trên bờ rạch Bà Tàng thuộc Phường 7, quận 8, TP. Hồ Chí Minh, là một trong hai ngôi đình có lượng khách tham quan, lễ bái đông nhất thành phố. Lễ Kỳ Yên gồm có: lễ cúng tiên sư tưởng nhớ những bậc thầy dạy nghề trong thôn, lễ tụng kinh cầu an theo nghi thức Phật giáo, hoàn sắc, lễ tế thần, lễ tế tiền hiền, hậu hiền những thế hệ khai hoang lập ấp và xây dựng các công trình phúc lợi cho thôn làng. Có hát bội cúng thần. 
 
Lễ hội Tây Thiên (15-17/2 âm lịch)
 
Lễ hội Tây Thiên diễn ra tại đền thờ Quốc mẫu Tây Thiên vào ngày rằm tháng 2 âm lịch hàng năm. Quốc mẫu tên thật là Lăng Thị Tiêu, người được Hùng Chiêu Vương thứ 7 lập làm Chính Vương Phi, có công giúp Vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc. Xong công việc, Bà lại trở về quê hương tại thôn Đông Lộ - xã Đại Đình - huyện Tam Đảo ngày nay, rồi "hoá" tại đây. Bao đời nay, các triều đại phong kiến từ Đinh, Lý, Trần, Lê đều sắc phong Người là: Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Đại Vương, hàng năm cử các quan đại thần lên cúng tế. 
 
Nguồn Internet
Lễ hội Tây Thiên. Nguồn Internet
 
Lễ hội được tổ chức ba ngày với phần tế lễ và nhiều trò chơi dân gian như thi hát dân ca của người dân tộc thiểu số Sán Dìu, thi nấu cơm, thi hú đáo, làm bánh chưng, bánh dày, kéo co, chọi gà... Nơi đây cũng vừa xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm lớn nhất cả nước, cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ vẫn còn giữ nguyên vẻ nguyên sơ, quanh năm có mây mù, thông reo, chim hót.
 
Lễ hội Quán Thế Âm (19 đến 21 tháng 2 âm lịch)
 
lẽ
Lễ hội Quán Thế Âm .Nguồn internet
 
Lễ hội diễn ra tại chùa Quán Thế Âm trong quần thể Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. Lần đầu tiên lễ hội này được tổ chức vào năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thủy Sơn, phía tây Ngũ Hành Sơn. Hai năm sau, lễ hội được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quán Âm ở động Quán Âm, là nơi phát hiện một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm. Sau đó, vì nhiều lý do, lễ hội không được tổ chức trong một thời gian khá dài. Mãi đến ngày vía đức Phật bà Quán Thế Âm vào năm 1991 (19/2 năm Tân Mùi), Lễ hội Quán Thế Âm mới được khôi phục trở lại. Từ đó, hàng năm, cứ đến ngày 19/2 âm lịch, lễ hội lại được tổ chức với một quy mô ngày càng lớn và nội dung ngày càng phong phú hơn.
 
Lễ hội bao gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ mang màu sắc lễ nghi Phật giáo với các lễ dâng hoa, lễ rước ánh sáng, cầu nguyện, thuyết giảng về Bồ Tát Quán Thế Âm và đại nguyện của ngài, lễ rước tượng Quan Thế Âm. Phần hội bao gồm nhiều sinh hoạt văn hoá mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc như hội hoá trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, hoạ, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng…
 
Với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao phong phú, Lễ hội Quán Thế Âm tuy mang màu sắc tôn giáo nhưng lại đi sâu vào tự tình dân tộc, góp phần phục hồi và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc VN. Đây thực sự là lời cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho mưa hòa gió thuận; là dịp để mọi người, mọi giới chan hòa trong không khí hội hè, soi mình vào bản sắc văn hóa dân tộc để ngày càng sống đẹp hơn.
Thuỳ Hương (t/h)
.