(BVPL) - Hương Sơn là một khu vực rộng lớn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, ven bờ phải sông Đáy. Nhiều chùa ở Hương Sơn được xây dựng với quy mô lớn vào thời Hậu Lê, nổi tiếng nhất là chùa Thiên Trù. Đến đầu thế kỷ XX, đã có hơn một trăm ngôi chùa và động ở khu vực này. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
 
ANh
Chùa Thiên Trù tọa lạc trên thềm núi Lão, được xây dựng từ đời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), thuộc thắng cảnh Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội)-Nguồn Internet.
 
Chùa Thiên Trù được ví như một lâu đài nguy nga, tráng lệ giữa núi rừng Hương Sơn. Để tới chùa Thiên Trù, du khách phải đi đò hoặc thuyền trên suối Yến từ bến Đục. Đây là con đường độc đạo để khám phá danh thắng chùa Hương Tích - “Nam thiên đệ nhất động” của nước ta.
 
Nguồn: IE
Danh thắng chùa Hương Tích - “Nam thiên đệ nhất động” của nước ta-Nguồn: IE.
 
Hành trình lênh đênh trên thuyền suốt 4km, du khách sẽ được thưởng ngoạn vẻ đẹp lãng mạn, ngọt ngào của thiên nhiên. Vào sáng sớm, khi sương mù còn bao phủ, những làn khói mỏng manh lững thững trên mặt nước khiến cho không gian trở nên mờ ảo, cô liêu, cảnh vật đẹp như một bức tranh thủy mặc trữ tình.
 
Đặt chân tới ngồi chùa, mọi sắc thanh cuộc sống dường như hài hòa hơn bởi sự thanh tịnh, sâu lắng trong tiếng chuông chùa - từng tiếng ngân xa, có một sức tác động kỳ diệu khó tả như ánh sáng từ bi lan tỏa luôn dung hòa được những hỗn mang từ muôn màu cuộc sống.
 
Ngày xưa ấy, Chùa Thiên Trù được xây dựng trên một mảnh đất hình chữ nhật chạy dài suốt từ chân dốc cho tới bức tường ngăn giữa khoảng đất bằng phẳng và núi Sau Chùa.
 
Nguồn Internet
Chùa Thiên Trù-Nguồn Internet.
 
Từ chùa Thiên Trù, chúng ta có thể đến tham quan nhiều chùa – động khác ở Hương Sơn, như động Hinh Bồng, động Đại Binh, chùa Tiên, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng, động Hương Tích… Gần 150 bậc đá dẫn vào lòng động, gọi là chùa Trong. Chùa là một hang đá khổng lồ với nhiều đụn nhũ lô nhô được đặt nhiều tên: Đụn Gạo, Cây Vàng, Cây Bạc, Máng Lợn, Nong Kén, Đầu Cậu, Đầu Cô… Trong động có thờ tượng Bà Chúa Ba, một hóa thân của Bồ tát Quan Âm và bút tích của Tĩnh vương Trịnh Sâm: “Nam Thiên đệ nhất động” (động Phật thứ nhất trời Nam).
 
Thuỳ Hương (t/h)
.