Đã có hàng trăm bài viết ca ngợi Di tích Lam Kinh tại xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa). Bởi đây là một trong những địa chỉ du lịch tâm linh đầy hấp dẫn không chỉ ảnh hưởng trong nước mà ảnh hưởng sâu rộng sang các nước trên thế giới. Di tích Lam Kinh được giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên trang  www.ditichlamkinh.vn/cit  để du khách khai thác địa điểm du lịch tâm linh trong các ngày nghỉ. 
 
Bảo vật quý nhất Việt Nam còn sót lại
Bảo vật quý nhất Việt Nam còn sót lại
 
Đặc biệt, năm nay nhân kỷ niệm 595 năm khởi nghĩa Lam Sơn và 580 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Lợi (ngày 21, 22, 23 tháng 8 âm lịch) Thanh Hóa sẽ long trọng đón nhận Bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt và tổ chức lễ hội Lam Kinh. Đây là cơ hội cho du khách biết thêm về phong thủy của vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi đây được xem là “huyệt khí” Quốc gia với tập hợp các Bia (bảo vật duy nhất của nước ta), lăng, mộ của các đời Vua Lê và các hoàng hậu ...
 
Cây đa được công nhận là di sản
Cây đa được công nhận là di sản
 
Đáng nói, những năm gần đây di tích cấp Quốc gia Lam Kinh đã được đầu tư cơ bản, hiện đang hoàn tất phần chính điện. Hàng chục ha có nhiều cây cổ thụ được xác định từ thời Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Mới đây, Hội đồng Cây di sản Việt Nam đã công nhận Lam Kinh có 5 cây di sản Việt Nam, đưa tổng số cây di sản Việt Nam lên đến 482 và hiện có trên 10 cây đang lập hồ sơ để tiếp tục được công nhận “Cây di sản Việt Nam”.
 
Cầu Nguyệt Viên
Cầu Nguyệt Viên
 
Cùng với cây di sản, tại mộ Lê Lợi có cây ổi cho quả rất thơm và ngọt chưa xác định được tuổi, được xem là “cây tâm linh” có một không hai trong các loài cây ăn quả tại các chùa chiềng trên phạm vi toàn quốc.
 
Cây ổi
Cây ổi
 
Đó là, nếu ai đó sờ nhẹ vào nách cành cây thì toàn bộ cây ổi rung lên như gặp làn gói nhẹ. Khi rút tay ra thì cành nhỏ và lá hết rung vì vậy được gọi là “Cây ổi biết cười”. Có thể, ngoài cây ổi tâm linh, Di tích Lam Kinh còn có nhiều điều bí ẩn mà khoa học chưa thể giải thích hết...Có thể du khách tự cảm nhận sau mỗi lần về với cuội nguồn từ du lịch tâm linh Lam Kinh.
 
Phạm Ngọc