Những bãi cát dài hoang hoải, mềm mại dài lê thê uốn lượn như cái eo thon của người con gái Chăm e ấp sau tấm khăn choàng dường như càng tôn thêm vẻ đẹp bí ẩn của vùng đất duyên hải nhiều truyền thuyết này. Nhưng, La Gi (Bình Thuận) không chỉ có biển mà còn có núi, có rừng, có sông... cùng những đồi cát mênh mông gắn liền nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc đã sinh sống hàng ngàn năm nơi đây.

 


Nghe chuyện, vua Tự Đức bèn lật lại vụ án cũ và giải oan cho hai người đồng thời dựng lên một khu dinh to lớn như ngày nay. Có thể nói, sau quãng đường dài khá vất vả men theo quốc lộ 55B dọc chiều dài bờ biển Nam Trung bộ từ địa phận tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu qua, được hòa mình trong màu xanh bát ngát của những cây cổ trăm tuổi thụ rừng Bàu Cát và thành tâm thắp mấy nén hương trước dinh Thầy, dinh Thím tôi bỗng thấy lòng mình thanh thản, nhẹ nhõm lạ thường. Đấy mới chính là điều mà những người đến đây - như tôi - cảm nhận được rõ ràng nhất. Thế nên, cũng như rất nhiều những khu di tích khác của người Chăm, dinh Thầy Thím chính là nơi để những người Chăm xa quê hành hương tìm lại cội nguồn.

Chỉ mấy ngày cuối tuần để đến đây tận hưởng và thỏa thuê cùng cảnh đẹp, con người La Gi nhưng chắc chắn, ấn tượng về vùng đất này khi chia trong lòng bạn không chỉ có thế bởi ở đây còn có một kho tàng văn hóa, tín ngưỡng vô cùng thiêng liêng và huyền hoặc của những cư dân Chăm mà có lẽ, nó đủ sức cuốn hút bất cứ ai muốn khám phá, kiếm tìm.

Theo Đoàn Xá
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

.