HLV Miura đã lường trước những khó khăn mà ông và các học trò sẽ gặp phải khi đối đầu với các nhà vô địch SEA Games gần nhất.
 
 
Khả năng chia tay của HLV Miura và các học trò vẫn là một dấu hỏi lớn nhưng niềm tin vào nội lực thì có thừa, bởi ở sân chơi Đông Nam Á này, tuyển U-23 Việt Nam chưa bao giờ nằm ở thế kèo dưới.
 
Dưới thời ông Miura, điểm yếu thể lực cố hữu của bóng đá Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt. Các cầu thủ có thể đua sức với bất kỳ đối thủ nào trong suốt cả trận đấu, khác hẳn trước đó thường hụt hơi ở nửa cuối hiệp 2.
 
Lối chơi của U-23 Việt Nam cũng chắc chắn hơn nhờ vào một hệ thống phòng ngự có sức mạnh và tuân thủ kỷ luật đấu pháp chặt chẽ. Những cầu thủ dày dạn kinh nghiệm như Ngọc Hải, Minh Tùng, Mạnh Hùng, Thanh Hiền, Huy Hùng, Hữu Dũng sẽ sát cánh với các gương mặt mới nổi gồm Ngọc Thắng, Duy Mạnh, Tấn Tài, Tiến Dũng sẽ giúp đội tuyển có nhiều chọn lựa hơn.
 
Một chút băn khoăn của ông Miura ở hàng công chưa tạo ra nhiều đột biến và thường bỏ lỡ nhiều cơ hội quý. Thế nhưng ông luôn tin tưởng vào chất lượng của các chân sút trẻ và trong một khoảnh khắc sẽ tỏa sáng như Công Phượng, Mạc Hồng Quân, Huy Toàn, Phi Sơn...
 
Yếu tố kinh nghiệm còn hạn chế của U-23 Việt Nam cũng là điểm yếu chung của làng bóng Đông Nam Á trong sân chơi giới hạn độ tuổi dưới 23 và sân chơi SEA Games như một bước đệm chuyển giao trong quá trình trưởng thành. Tuy nhiên, ưu thế lớn của ông Miura là trong đội hình trẻ có đến bảy cầu thủ đủ sức khoác áo tuyển Việt Nam sẽ làm trụ cột ở sân chơi này.
 
Cầu chúc thầy trò Miura chân cứng đá mềm và hy vọng đội tuyển U-23 Việt Nam đến Singapore sớm nhất, về trễ nhất.
 
Lịch thi đấu của đội U-23 Việt Nam tại SEA Games 28
 
29-5: Gặp U-23 Brunei (15 giờ).
 
2-6: Gặp U-23 Malaysia (19 giờ 30).
 
4-6: Gặp U-23 Lào (19 giờ 30).
 
7-6: Gặp U-23 Đông Timor (19 giờ 30).
 
10-6: Gặp U-23 Thái Lan (19 giờ 30).
 
Theo Khám phá
.