Những cái tên như: “49 ngày”, “Để Hội tính”, “Thám tử Hên Ry”, “Lật mặt”, “Hy sinh đời trai”, “Kungfu phở”, “Con ma nhà họ Vương”... khiến khán giả liên tưởng đến thời kỳ phim “mì ăn liền” của điện ảnh Việt cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Nhà sản xuất dường như chẳng quan tâm lắm đến chất lượng nghệ thuật mà chỉ quan tâm khiến phim có chiêu trò gì để thu hút khán giả.
 


Hoa hậu đi thi quốc tế…

Trung bình cứ vài tháng, chúng ta lại đón nhận thông tin có một người đẹp đi thi hoa hậu chui và đạt giải. Năm vừa qua có thể nhắc tới cái tên người mẫu Kim Duyên đạt giải Á hậu 1 cuộc thi Hoa hậu Việt Nam toàn cầu lần thứ 5 được tổ chức tại Mỹ. Người mẫu Tường Vy dự thi "Hoa hậu người Việt Thế giới 2014" tại Mỹ vào tháng 9 và đoạt danh hiệu cao nhất. Nhưng do đi thi chui nên sau đó cô đã nhận án phạt tạm ngưng tham gia biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang trước khán giả và trên các phương tiện truyền thông. Người mẫu Lâm Thùy Anh đạt Á hậu 4 trong cuộc thi Miss Global Beauty Queen 2015 (Nữ hoàng sắc đẹp toàn cầu) diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc. Mới đây nhất, người mẫu Hồ Thị Oanh Yến giành ngôi vị hoa hậu trong cuộc thi Hoa hậu Thế giới toàn cầu 2015 - Miss Pancontinental tổ chức tại Philippines. Ngoài danh hiệu hoa hậu, Oanh Yến còn giành 2 giải phụ: Thí sinh diện trang phục dân tộc đẹp nhất và Hoa khôi thể thao.

Trong khi đó, những người đẹp được cấp phép đi thi (đương nhiên, ở những cuộc thi đẳng cấp cao hơn) thì lại chưa đạt được kết quả như mong muốn. Đơn cử như Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam- Phạm Hương dù có phong độ tốt, được dư luận quốc tế đánh giá cao nhất trong các thí sinh Việt Nam từ trước tới nay cũng không thể lọt top 15 Hoa hậu Hoàn vũ. Á hậu Lan Khuê cũng chỉ vào tới top 11 Hoa hậu Thế giới nhờ số lượng bình chọn (cao nhất cuộc thi) từ khán giả quê nhà. Chỉ duy nhất một chiến thắng của người đẹp đi thi có phép thuộc về Phạm Hồng Thúy Vân, Á hậu 3 cuộc thi Hoa hậu quốc tế 2015.

Điện ảnh: Bom tấn phòng vé không đọ nổi làn sóng ồ ạt của phim ngoại

365 ngày với hàng trăm rạp chiếu phim liên tục đỏ đèn, nhưng những cái tên phim Việt có doanh thu bom tấn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đó là “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” với 80 tỷ đồng doanh thu; “Em là bà nội của anh” với doanh thu 60 tỷ đồng; “Chàng trai năm ấy” 70 tỷ đồng; “Để mai tính 2” 90 tỷ đồng. Cả năm điện ảnh Việt cho ra mắt tới 40 sản phẩm, nhưng chỉ có vài sản phẩm đạt doanh thu kỷ lục. Tuy nhiên, trong số đó, cái tên như “Để mai tính 2” vẫn bị liệt vào danh sách hài nhảm. Bị phim ngoại thống trị rạp chiếu bởi một lí do rất không mới là kém về chất lượng và lạm dụng yếu tố câu khách rẻ tiền. Những cái tên như: “49 ngày”, “Để Hội tính”, “Thám tử Hên Ry”, “Lật mặt”, “Hy sinh đời trai”, “Kungfu phở”, “Con ma nhà họ Vương”... khiến khán giả liên tưởng đến thời kỳ phim “mì ăn liền” của điện ảnh Việt cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Nhà sản xuất dường như chẳng quan tâm lắm đến chất lượng nghệ thuật mà chỉ quan tâm khiến phim có chiêu trò gì để thu hút khán giả.

Điều đó dẫn đến hệ quả, có quá ít tác phẩm có chất lượng để mang “đem chuông đi đánh xứ người”. Đã thế, việc gửi dự thi các liên hoan phim quốc tế lại theo kiểu “nước đến chân chưa thèm nhảy”. Tại Oscar 2016, vì “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” ra rạp quá trễ so với thời điểm gửi hồ sơ tranh giải cho hạng mục “Phim nước ngoài hay nhất”, nên Cục Điện ảnh Việt Nam đã phải chuyển sang kêu gọi các nhà làm phim khác tham gia. Kết quả, chỉ có duy nhất “Trúng số” của Dustin Nguyễn đăng ký tham gia. Điều bi hài ở chỗ đây là bộ phim mà nhiều nhà phê bình xếp vào loại “hài nhảm” lại có thể đại diện cho Việt Nam tranh giải tại Oscar.

 

Theo PL&XH

.