Vũ Khanh: "Đào hoa, đa tình.. đâu phải ai muốn là được".
Cập nhật lúc 22:37, Thứ sáu, 25/11/2016 (GMT+7)
Giọng ca Vũ Khanh đã đi vào lòng nhiều thế hệ yêu nhạc hơn 30 năm qua với nhiều ca khúc tuyệt vời. Dù cuộc sống bộn bề với gia đình, con cái khiến anh không phải lúc nào cũng toàn tâm toàn ý cho âm nhạc nhưng chỉ cần có thời gian rảnh rỗi là Vũ Khanh lại tìm đến nơi trú ngụ bình yên này. (Vũ Khanh, phòng trà WE)
(BVPL) - Giọng ca Vũ Khanh đã đi vào lòng nhiều thế hệ yêu nhạc hơn 30 năm qua với nhiều ca khúc tuyệt vời. Dù cuộc sống bộn bề với gia đình, con cái khiến anh không phải lúc nào cũng toàn tâm toàn ý cho âm nhạc nhưng chỉ cần có thời gian rảnh rỗi là Vũ Khanh lại tìm đến nơi trú ngụ bình yên này.
Còn ngoài đời thì sao ạ?
Đào hoa là số mệnh, là nghiệp của người ta. Gặp những cơ hội tình cảm nhiều chưa chắc là sướng, nhiều khi đó là cái khổ. Ăn chung một tô phở, uống chung một ly café thì dễ nhưng để rủ nhau về nhà nấu một nồi cơm chung với nhau thì đó là cả một vấn đề, hoàn toàn khó khăn và tế nhị. Mình phải sống thế nào đó thì mới có hạnh phúc thật sự chứ không phải là sự chịu đựng nhau. Mẹ tôi lấy chồng năm 14 tuổi mà ở với chồng đến 89 tuổi mới mất. Tôi không hiểu dùng công thức gì để giữ được hạnh phúc như vậy. Mình thấy đó là cả một vấn đề vĩ đại quá. Sống với nhau có thể ở thời điểm đó khiến người ta phải chấp nhận như vậy. Còn thời đại bây giờ là cả quá trình không cắt nghĩa được.
Tôi là nghệ sĩ thì cần có sự phóng khoáng. Tôi không lấy lí do này để bào chữa cho thất bại trong hôn nhân nhưng cuộc đời một con người cần phải tìm mộ người hiểu mình. Chưa hẳn vợ/chồng sống với nhau 40, thậm chí 100 năm đã là tri kỉ của nhau. Chữ vợ/chồng đã bị lệch đi nhiều lắm. Tôi vẫn muốn có một người tri kỉ trong cuộc đời, chia sẻ những điều nhỏ nhất trong đời sống của mình.
Con cái có chia sẻ về cuộc sống hiện tại bây giờ với anh không?
Con tôi được sinh ra ở Mỹ nên dù muốn dù không vẫn bị Mỹ hóa rồi. Cho nên bố con nhiều khi nói chuyện bằng tiếng Mỹ còn rành hơn tiếng Việt. Khi các cháu được sinh ra ở Tây phương thì tư tưởng thẩm mỹ khác lắm, cho nên mình phải theo các cháu hơn là các cháu phải theo mình. Ở ngoại quốc, sau 18 tuổi con cái có quyền lựa chọn theo ý chúng. Mình phải tôn trọng tối đa. Mình chỉ là người người chia sẻ và hướng dẫn con cái đừng đi sai đường thôi.
Anh có cảm thấy khó khăn so với cách giáo dục của Việt Nam không?
Ví dụ mình đang đi xe ô tô, vất giấy kẹo ra đường mà con nhìn thấy thì con có quyền trách bố mẹ làm sai. Tôi phải nghe, phải xin lỗi, chứ mình không thể lấy quyền của bố mẹ để ức chế con. Giới trẻ bên đó có quyền nói bố mẹ sai. Cho nên với con cái thì mình phải làm gương cho con. Nếu không thì sẽ có khoảng cách rất xa với con. Chúng tôi sống như vậy quen rồi. Phải làm bạn với con thì mới có thể chia sẻ. Chứ nếu lấy quyền của bố mẹ thì mình sẽ là người thất bại, không hoàn thành được chức vị bố mẹ.
Anh ở Việt Nam tự do thì con cái của anh có lo lắng không?
Tôi đã chọn lựa con đường mình đi để con cái không phải lo. Con gặp người phối ngẫu thì là cánh chim vươn lên. Tất cả con cái có sự lựa chọn riêng, mình chỉ đứng vai trò góp ý thôi. Tôi chỉ đề nghị với con thôi chứ không phải ra lệnh.
Thu Thủy
.