Trong khi hàng ngàn người xếp hàng, lặng lẽ vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì có một tốp người “chen ngang”. Dẫn đầu tốp người ấy là ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.
 
 
Mắc “bệnh” ảo tưởng…
 
Trả lời báo chí về sự việc trên, Đàm Vĩnh Hưng giải thích: “Có nhiều người xin chụp hình chung nhưng tôi đã nhẹ nhàng từ chối…. Tôi đã giải thích rằng vì nếu tôi xếp hàng, chắc chắn sẽ có rất nhiều khán giả hiếu kỳ vây quanh  chụp ảnh, điều này còn lố bịch hơn…”?!
 
Bạn đọc Nguyễn Văn Hải, ở quận Tây Hồ, Hà Nội chia sẻ: “Tôi không đồng tình với cách trả lời của Đàm Vĩnh Hưng. Anh ta nói sợ mọi người vây đến chụp ảnh mình, sợ nhiều người xin chụp ảnh chung… Nếu anh ta nói thế trong bối cảnh đang đi diễn thì có thể đúng, còn đây là ở đám tang Đại tướng. Tôi chắc là sẽ không có ai lao đến chụp ảnh anh ta, càng không có ai muốn chụp ảnh chung với anh ta trong cái không khí mất mát, đau thương ấy. Đàm Vĩnh Hưng quá ảo tưởng về mình…”. 
 
Theo Wikipedia, Đàm Vĩnh Hưng từng “làm nhiều nghề để sinh sống như hớt tóc, làm tóc, hát phụ trong những chương trình ca nhạc”. Cũng theo Wikipedia, vì được gọi là “ông hoàng” gì đó nhưng Đàm Vĩnh Hưng dường như “dị ứng” với các giải thưởng âm nhạc lớn, cấp quốc gia, chỉ đạt được những giải thưởng ở cấp khu vực và “tầm tầm” trong sự nghiệp ca hát của mình. Đó là “giải nhất cuộc thi tuyển chọn giọng ca trẻ do Cty Văn hóa quận 10 tổ chức năm 1992”; “Sau 8 lần đi thi, Đàm Vĩnh Hưng đoạt giải tư Tiếng hát truyền hình TP HCM”.
 
Trong khi Đàm Vĩnh Hưng dẫn đầu một tốp người vượt lên trước để vào viếng Đại tướng  thì  dòng người vẫn nối gót nhau, lặng lẽ đi bên nhau, nhích từng bước một… Thậm chí, hàng nghìn người đã ngủ trưa tại chỗ để buổi chiều còn được vào vái lạy Đại tướng một lần. Còn rất nhiều cựu chiến binh, quân nhân, vận động viên, nhà khoa học, nghệ sĩ nổi tiếng… đã không thể  trực tiếp đến viếng Đại tướng  vì quá bận. Và nếu như chỉ một số ít trong những người không may ấy lấy lý do bận việc để xin người nhà Đại tướng được quyền viếng trước thì….
 
Theo PL&XH
 
.