Bắt đầu từ năm 2018, ngày 12/12 hằng năm được chọn là “Ngày của Phở”. Đây là hoạt động quảng bá văn hóa ẩm thực, góp phần nâng tầm ẩm thực Việt Nam và lan tỏa món phở truyền thống của Việt Nam ra khắp thế giới, đồng thời phở cũng được các phương tiện truyền thông quốc tế ghi nhận là một trong những món ăn nổi tiếng trên thế giới.

leftcenterrightdel
Thịt được sử dụng cho phở cũng rất đa dạng: Tái, gầu, nạm, chín, nhừ, gân...tùy theo sở thích và khẩu vị của thực khách. Ảnh: Ngọc Liên/TTXVN
leftcenterrightdel
Bánh phở được làm hoàn toàn từ tinh bột gạo (gạo được ngâm trong khoảng 4 giờ sau đó vớt ra để ráo, đem ra xay thật nhuyễn với nước sẽ cho ra dung dịch bột nước làm nên bánh phở), tráng mỏng và hấp chín bằng hơi nước. Ảnh: Ngọc Liên/TTXVN
leftcenterrightdel
Phở là thức quà không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của người Việt Nam. Ảnh: Ngọc Liên/TTXVN
leftcenterrightdel
Thành phần của phở đa dạng, gồm: bánh phở, thịt bò hoặc gà...và nước dùng được làm từ xương bò, gà, lợn, thịt tảng ninh với sá sùng, quế, hồi, thảo quả... và các gia vị ăn kèm như hành lá, giấm, ớt, chanh thái, rau thơm... Ảnh: Ngọc Liên/TTXVN
leftcenterrightdel
Nước dùng của phở phải trong, nóng, chan vào bát phải đủ để làm dậy lên hương vị của bánh phở, rau thơm, hành và thịt. Ảnh: Ngọc Liên/TTXVN
leftcenterrightdel
Hà Nội có rất nhiều quán phở cũng như các loại phở khác nhau. Ảnh: Ngọc Liên/TTXVN
leftcenterrightdel
Mm
Một bát phở bò tái với đầy đủ gia vị. Ảnh: Ngọc Liên/TTXVN
leftcenterrightdel
 Chế biến phở gà tại quán Phở Lâm ở phố Nam Ngư, Hà Nội. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN
leftcenterrightdel
 Phở gà Lâm ở phố Nam Ngư, Hà Nội. Anh Tuấn/TTXVN
Theo TTXVN