Ưu việt hơn cả Su-57

Giới thiệu về chiếc máy bay chiến đấu mới một động cơ Checkmate xuất hiện lần đầu tiên tại MAKS-2021 vừa khai mạc hôm 20/7, Tổng Giám đốc Tập đoàn sản xuất máy bay Thống Nhất (UAC) thuộc tập đoàn công nghệ nhà nước Nga Rostec, Yuri Slyusar cho biết, máy bay mới được thiết kế trên cơ sở tiêm kích thế hệ thứ 5 hai động cơ Su-57. Do phát triển sau, Checkmate thừa hưởng những tính năng, công nghệ ưu việt và khắc phục được những lỗi và nhược điểm của Su-57. Bởi vậy, dẫu là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, Checkmate mang những công nghệ của chiến đấu cơ thế hệ thứ sáu.

“Checkmate kết hợp các giải pháp và công nghệ sáng tạo, bao gồm trí tuệ nhân tạo (Al), hỗ trợ tối đa vai trò của phi công.”, ông Slyusar  nói. 

leftcenterrightdel
Mẫu máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ Checkmate mới của Nga được trưng bày tại MAKS-2021: Ảnh: Sergei Fadeichev / TASS. 

Dù là phiên bản thu gọn của Su-57, Checkmate vẫn là một chiến binh mạnh mẽ đáng nể, có thể bay với vận tốc Mach 2, tầm bay 3.000km, khả năng mang tải trọng lên tới 7.400kg với 5 tên lửa không đối không ở nhiều tầm bắn khác nhau, thuyết trình của Rostec cho biết.

Hệ thống điện tử hàng không của máy bay với radar  mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) tích hợp có thể theo dõi đồng thời 30 mục tiêu trên không và tấn công cùng lúc 6 mục tiêu ngay cả trong điều kiện bị nhiễu điện tử mạnh; hoặc theo dõi, tấn công đồng thời hai mục tiêu mặt đất/mặt nước, Mikhail Strelets, trưởng nhóm thiết kế của Checkmate nói với TASS

Tại MAKS-2021, chiếc máy bay được trưng bày đi kèm với các mô hình tên lửa RVV-MD, RVV-SD và KH-59MK, tuy nhiên theo ông Slyusar, Checkmate có thể mang tất cả vũ khí của Su-57.

leftcenterrightdel
Checkmate thu hút sự chú ý báo giới. Ảnh: TASS. 

"Thậm chí ngày nay, buồng lái còn bao gồm sự hỗ trợ trí tuệ của phi hành đoàn, tạo ra các gợi ý cho phi công về các hành động hiệu quả nhất trong khi chiến đấu, kể cả trong những tình huống khó khăn."

Cũng như Su-57, Checkmate được trang bị trí tuệ nhân tạo (Al), hoạt động như một phi công phụ. Al sẽ tự kiểm tra và “khám bệnh” tất cả các hệ thống máy bay, hiển thị tình trạng các bộ phận máy bay thông qua màn hình cảm biến độc đáo, cũng như cung cấp thông tin về tuyến bay, mục tiêu và các mối đe dọa.

Al cũng hỗ trợ dắc lực phi công trong các tình huống chiến đấu, bao gồm đưa ra các gợi ý cho phi công giúp có phương án hành động hiệu quả nhất. Phi công sẽ chỉ tập trung vào việc ra lệnh và hệ thống máy móc sẽ tự động thực hiện tất cả các thao tác.

Phiên bản không người lái

Ngoài phiên bản có người lái, UAC hiện đang nghiên cứu phiên bản Checkmate không người lái. “Cả phiên bản có người lái và không người lái của Checkmate đều có thể hoạt động theo nhóm, trong một hệ thống tác chiến mạng.”, trưởng nhóm thiết kế Strelets nói.

leftcenterrightdel
Checkmate được nói phát triển trên cơ sở thiết kế, công nghệ và cả những điều chỉnh từ tiêm kích hạng nặng thế hệ thứ năm Su-57. Ảnh: Defenseworld.

Người đứng đầu UAC Yuri Slyusar tin rằng, máy bay phản lực siêu thanh không người lái Checkmate sẽ thu hút sự quan tâm của các khách hàng tiềm năng, bao gồm cả Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.

UAC đặt mục tiêu sẽ hoàn thành thử nghiệm tĩnh trên mặt đất đối với Checkmate vào năm 2022 và cất cánh lần đầu tiên vào năm 2023, bắt đầu sản xuất hàng loạt và cung cấp cho khách hàng vào năm 2026.

leftcenterrightdel
Checkmate được trang bị trí tuệ nhân tạo, hỗ trợ quá trình bảo trì máy bay và hoạt động của phi công. Ảnh: Defenseworld. 

Cụ thể hơn, UAC có kế hoạch sản xuất ít nhất 300 chiếc Checkmate trong vòng 15 năm tới, tuy nhiên kế hoạch này phụ thuộc vào kết quả phân tích thị trường.

Nhắm mục tiêu xuất khẩu

Theo các nguồn tin, dự kiến Su-57 có giá 40-45 triệu USD/chiếc, khá “mềm” so với tiêm kích tàng hình đa năng F-35 của Mỹ, có giá từ 80 triệu USD/chiếc, tùy phiên bản; tuy nhiên, chi phí “nuôi” và bảo dưỡng một chiến đấu cơ hạng nặng rõ rằng sẽ là một vấn đề. Máy bay chiến đấu một động cơ mới của Nga được nói là máy bay cạnh tranh với F-35, tuy vậy chỉ có giá khoảng 25-30 USD. Với giá này, nó là một lựa chọn hợp lí, đặc biệt với những quốc gia có nguồn ngân sách quốc phòng hạn hẹp.

leftcenterrightdel
Checkmate thiết kế khá ấn tượng. Nguồn: Twitter. 

Theo thuyết trình của UAC, Checkmate có chi phí vận hành và bào trì thấp. Nhờ trang bị hệ thống hỗ trợ hậu cần tự động Matreshka được phát triển rieng cho máy bay này, hệ thống sẽ theo dõi và “chẩn đoán” tình trạng của máy bay trong thời gian thực trong suốt vòng đời của nó.

Với những ưu điểm của máy bay mới, người đứng đầu Rostec, Sergey Chemezov, nó không chỉ thiết thực cho nhu cầu trong nước mà có sức hút với thị trường quốc tế.

leftcenterrightdel
Theo kế hoạch của UAC,  máy bay mới Checkmate sẽ cất cánh lần đầu tiên vào năm  2023 và đi vào sản xuất hàng loạt năm 2026. Ảnh: Twitter.

"Dự án này là sáng kiến của chúng tôi. Chúng tôi tin rằng nhu cầu trong nước cũng như thị trường quốc tế cần loại máy bay như vậy. Tôi hy vọng rằng Bộ Quốc phòng Nga cũng sẽ quan tâm đến chiến đấu cơ này.", ông Chemezov cho biết tại triển lãm MAKS-2021.

UAC cũng lưu ý, máy bay có thể được đặt hàng với những tùy biến theo yêu cầu của từng khách hàng, bao gồm biến thể 1 hay 2 chỗ ngồi. 

Huy Anh/TASS, BM, Airforcemag