Nguồn gốc căn bệnh ‘ăn thịt người’ IS gieo rắc ở Trung Đông
Cập nhật lúc 10:13, Thứ bảy, 10/03/2018 (GMT+7)
Vì chỉ xuất hiện tại những khu vực mà tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chiếm đóng, một số người dân gọi hiện tượng cơ thể các nạn nhân bị lở loét phát ra từ trong, bắt đầu từ trên mặt là “căn bệnh thánh chiến”.
Theo đài phát thanh Sputnik, bệnh lở loét cơ thể bắt nguồn từ ký sinh trùng Leishmaniasis. Loài ký sinh trùng Leishmaniasis - chưa từng xuất hiện tại Syria và Iraq – bất ngờ có mặt tại các quốc gia này vào khoảng thời gian IS hình thành. Ngày càng có nhiều ca mắc bệnh tại những khu vực quân nổi dậy chiếm đóng hoặc từng đi qua ở Syria.
Căn bệnh nguy hiểm này lan truyền qua ruồi cát – một loại côn trùng hiếm gặp tại khu vực.
Leishmaniasis lan truyền qua vết cắn của ruồi cát. Tại người, ký sinh trùng Leishmaniasis gây lở loét da và nội tạng, làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng. Căn bệnh này có thể giết chết bệnh nhân chỉ từ 20 đến 30 ngày nếu không được chữa trị và tiêm vắc-xin kịp thời.
Theo kết quả nghiên cứu mới được đăng tải trên Tạp chí Bệnh Nhiệt đới PLoS, loài ruồi này mang theo mầm bệnh có nguồn gốc từ Iran.
Khi bay đến địa điểm mới, ruồi cát sống và phát triển trên thi thể của những người bị phiến quân sát hại và bỏ mặc để thối rữa trên đường phố Iraq và Syria.
Hồng Hạnh/Báo Tin tức