Số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đại dịch Covid-19 đã lan rộng tới 215 Quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Sự lây lan của đại dịch cũng dẫn đến suy thoái kinh tế và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. Do đó, mọi quốc gia phải đang chiến đấu để giành chiến thắng hai cuộc chiến cùng một lúc là cuộc chiến chống COVID-19 và cuộc chiến chống lại khủng hoảng về kinh tế.

Theo Worldometers, tính đến 6h ngày 20/5, thế giới ghi nhận 4.980.227 người nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra, trong đó có 324.429 ca tử vong và 1.957.731 bệnh nhân bình phục.

Tại Mỹ, số người nhiễm và tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới, với 19.196 ca. Trong đó có 1.482 người tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.569.490 với 93.463 người thiệt mạng. Hiện, Mỹ ghi nhận 362.870 người nhiễm Covid-19 đã hồi phục.

leftcenterrightdel
 Người dân đeo khẩu trang ở khu vực Chinatown của thành phố New York. Ảnh: EPA

Trong 24h qua, Brazil ghi nhận ngày 'chết chóc" với số ca nhiễm và tử vong cao kỷ lục kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại quốc gia Nam Mỹ này, 16.260 trường hợp, trong đó có 1.118 người tử vong.

Với số ca nhiễm mới này, Brazil hiện ghi nhận 271.628 người mắc COVID-19, trong đó có 17.971 ca tử vong, cao thứ 4 thế giới về số người dương tính với SARS-CoV-2 (sau Mỹ, Nga, Tây Ban Nha) và cao thứ 6 về số người thiệt mang (sau Mỹ, Anh, Italy, Pháp, Tây Ban Nha). Bên cạnh đó, số người mắc COVID-19 đã bình phục được ghi nhận là 106.794.

Brazil có nguy cơ rơi vào tình trạng khủng hoảng vì dịch Covid-19, khi giới lãnh đạo đang có bất đồng gắt vì cách ứng phó với đại dịch, trong khi Tổng thống Jair Bolsonaro luôn phản đối các biện pháp cách ly xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Tại Ấn Độ, số ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận trong 24 giờ qua cao kỷ lục kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại quốc gia này, với 6.147 trường hợp. Trong đó có 106 người tử vong.

Như vậy, cho đến nay, Ấn Độ đã ghi nhận 106.475 người nhiễm Covid-19, trong đó có 3.302 ca tử vong và 42.309 bệnh nhân bình phục.

Tại Pháp, số ca tử vong do mắc COVID-19 là 28.456 người (tăng 217 ca trong 24 giờ), bao gồm 17.714 ca trong bệnh viện và 10.742 ca tại viện dưỡng lão và các cơ sở y tế xã hội khác.

Áp lực lên các bệnh viện tiếp tục đà giảm từ hơn một tháng qua, với 18.468 bệnh nhân đang nằm viện (giảm 547 ca so với hôm trước), trong đó 1.894 người phải chăm sóc đặc biệt (giảm 104 ca). Bên cạnh đó, theo Worldometers, tính đến nay, Pháp ghi nhận 180.809 người nhiễm SARS-CoV-2 với 62.563 người đã khỏi bệnh và ra viện.

Theo số liệu của Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy, trong ngày 19/5, ghi nhận thêm 813 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm lên 226.699 trường hợp.

Trong khi đó, số ca tử vong do COVID-19 tại Italy đã tăng lên 32.169 trường hợp (tăng 162 ca trong 24 giờ qua). Ngoài ra, có 2.075 ca hồi phục trong ngày, nâng tổng số ca hồi phục lên 129.401 người. Số ca phải điều trị tích cực tiếp tục giảm xuống mức 716 ca (giảm 33 ca).

Ngày 19/5, phát biểu tại Ban điều hành toàn cầu của tổ chức Hồi giáo lớn nhất Indonesia Nahdlatul Ulama (PCINU) ở Thủ đô Jakarta, Ngoại trưởng Retno Marsudi cho biết, đại dịch Covid-19 sẽ không kết thúc trong tương lai gần do xu hướng lây nhiễm ở một số quốc gia cho thấy sự gia tăng đáng báo động như Nga, Ấn Độ, Brazil, Saudi Arabia và các nước châu Phi. Ngoài ra, một số quốc gia như Singapore và Hàn Quốc đang phải đối mặt với làn sóng dịch Covid-19 thứ hai do các trường hợp có nguồn gốc từ nước ngoài.

Tính đến nay, Indonesia ghi nhận 18.496 người nhiễm Covid-19, trong đó có 1.221 ca tử vong và 4.467 bệnh nhân bình phục.

Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 20/5 Việt Nam có 34 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Có tổng cộng 184 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 7.945, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 331; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 5.187; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 2.427 người.


Lưu Ly