Ví dụ Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI từng sản xuất một bộ bài có in hình 55 tên tội phạm đào tẩu nguy hiểm nhất bị FBI và Interpol truy nã. Ngay sau Florida, nhiều tiểu bang khác, trong đó có Colorado, Connecticut và Nam Carolina cũng đã áp dụng phương pháp này, giúp giải quyết khoảng 40 vụ án mạng.

Để phạm nhân tự phá án

Gretl Plessinger, Người phát ngôn Phòng Thực thi Pháp luật Florida, cho biết mục đích của họ muốn những vụ án nguội ( vụ án dần đi vào quên lãng) trở thành tâm điểm chú ý và bàn luận của tù nhân, từ đó có thể cho ra manh mối mới. Nhà tù phát cho phạm nhân bộ bài in hình nạn nhân bị sát hại với hy vọng tìm manh mối về những vụ án đang bế tắc. 

Điều tra án mạng là công việc cực kỳ khó khăn, vì nhiều lý do mà có những vụ không thể tìm ra thủ phạm, dần đi vào quên lãng và được gọi là "án nguội". Ncstl đưa tin, năm 2007 cảnh sát ở bang Florida (Mỹ) đã nghĩ ra một cách sáng tạo để có được đầu mối mới trong những vụ án nguội. 

leftcenterrightdel
 Nạn nhân và thông tin vụ án được in lên lá bài.

Họ sản xuất một bộ bài tây, trên 52 lá bài có in thông tin nạn nhân và tình tiết của 52 vụ án chưa được giải quyết. Các vụ án xảy ra từ năm 1978 đến 2013 và được in theo thứ tự thời gian. Cảnh sát sau đó phân phát bộ bài đặc biệt trên cho tù nhân đang thi hành án tại nhà tù khắp bang.

"Phương pháp này có thể so sánh với việc phỏng vấn đồng thời 93.000 tù nhân trong bang để tìm manh mối", Gretl nói. Để đảm bảo an toàn và bí mật, tù nhân có thể ẩn danh khi chia sẻ thông tin bằng cách sử dụng các kênh nội bộ trong đó có đường dây điện thoại dành riêng cho việc tiếp nhận manh mối. 

Kết quả thực hiện bước đầu khá khả quan khi đã có hai "vụ án nguội" được phá nhờ vào manh mối do tù nhân cung cấp sau khi tiếp xúc với bộ bài. Một trong số đó là vụ sát hại Thomas Wayne Grammer. Trong bộ bài, ảnh nạn nhân và bản tóm lược vụ án được in trên lá 3 bích như sau: "Rạng sáng ngày 5-7-2004, nạn nhân cùng vợ ở tại nhà riêng, số nhà 213 phố Lenox, Lakeland, Florida. Sau khi một người khách tới thăm vừa rời khỏi, một người đàn ông xuất hiện trước cửa, đi vào nhà. Nạn nhân sau đó bị bắn chết. Hung thủ bỏ chạy khỏi hiện trường và lên chiếc xe đợi sẵn bên ngoài".

Nhận ra ảnh của Thomas, một tù nhân trong trại giam Hạt Polk cung cấp cho cảnh sát thông tin của người từng tự nhận đã tham gia vào kế hoạch sát hại Thomas. Dựa trên manh mối này, thanh tra điều tra đã có thể mở lại hồ sơ vụ án, xét hỏi nhân chứng mới. Cuối cùng, hai người đàn ông bắt giữ và khởi tố về tội danh giết người. Vụ án được khép lại đồng thời làm dịu đi phần nào nỗi đau đớn của gia đình nạn nhân.

Các vụ án mạng kinh hoàng xảy ra tại Mỹ từng gây chấn động thế giới. Tuy nhiên, trải qua bao nhiêu năm vẫn chưa tìm ra danh tính của những tên tội phạm này. Hiện cảnh sát đang tập trung điều tra.

Bí ẩn cái chết của Elisa Lam

Elisa Lam, 21 tuổi, là một nữ sinh viên người Canada theo học tại Đại học British Columbia, Vancouver. Vào tháng 1/2013, cô tới Los Angeles (Mỹ) và thuê phòng nghỉ tại khách sạn Cecil. Tuy nhiên, cô đã mất tích sau đó. Đến ngày 19/2/2013, thi thể Elisa được phát hiện trong bồn nước của khách sạn. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Elisa vẫn là một trong những câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Vụ sát hại Angela Ewert

Một trong những vụ án mạng kinh hoàng trên thế giới vẫn chưa tìm ra hung thủ là vụ sát hại Angela Ewert, 21 tuổi, nhân viên của Đài phát thanh Arlington. Ewert đã biến mất sau khi mua xăng tại cửa hàng 7-Eleven vào ngày 10/12/1984. Đến ngày 11/8/1993, thi thể của Ewert được phát hiện tại vùng nông thôn phía nam Fort Worth, bang Texas (Mỹ). Tuy nhiên, cảnh sát vẫn chưa tìm ra thủ phạm vụ án này.

Sát thủ ma

Năm 1946, tại hai thành phố giáp nhau là Texarkana, bang Texas và Texarkana, bang Arkansas, hàng loạt vụ giết người bí ẩn xảy ra vào các đêm cuối tuần. 5 người thiệt mạng và 3 người bị thương. Hai nạn nhân đầu tiên trong các vụ tấn công là Mary Jeanne Larey và Jimmy Hollis có thể mô tả hung thủ. 

Theo họ, kẻ sát nhân là một người đàn ông cao khoảng 1,8 m, trùm đầu bằng một bao tải trắng có khoét lỗ mắt và miệng. Hắn sử dụng một khẩu súng lục nòng 0,32 mm và luôn thực hiện các vụ giết người vào đêm khuya. Sau một loạt vụ án, cảnh sát trưởng William Presley nói với báo chí: "Đây là tên tội phạm may mắn nhất mà tôi từng biết. Không ai thấy hắn, nghe tiếng hoặc có thể nhận ra hắn. Từ đó, tên này mang biệt danh sát thủ ma".

Theo Nguyễn Minh/ CAND