Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo vẫn tồn tại "các vùng lớn" nơi những đối tượng buôn bán người không bị trừng phạt, dù con số nạn nhân của hành vi phạm tội này ngày càng tăng, từ bị lạm dụng tình dục đến bị buôn bán nội tạng. 

Theo thống kê của Văn phòng LHQ về chống ma túy và tội phạm (UNODC), năm 2016, tổng số nạn nhân trong các vụ buôn người 25.000 người, tăng hơn 10.000 người kể từ năm 2011, phần lớn là tăng ở các nước khu vực châu Mỹ và châu Á. 

leftcenterrightdel
 Nadia Murad Basee, cô gái 25 tuổi người sắc tộc Yazidi thiểu số ở Iraq bị nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bắt làm nô lệ tình dục. Sau khi trốn thoát, cô đã phát động cuộc đấu tranh chống bạo lực tình dục với phụ nữ, chống lại nạn buôn người và vinh hạnh nhận giải Nobel Hòa bình năm 2018 cùng bác sĩ phụ khoa Denis Mukwege ngày 5/10 vừa qua.

UNODC nhấn mạnh trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều đối tượng buôn bán người bị kết tội tại các nước châu Phi và Trung Đông, song số vụ việc được đưa ra "ánh sáng" vẫn ở mức thấp so với thực tế. UNODC chỉ rõ dường như những kẻ buôn người ít phải đối mặt với pháp luật. Theo UNODC, năm 2016, tổng số nạn nhân trong các vụ buôn người 25.000 người, tăng hơn 10.000 người kể từ năm 2011, phần lớn là tăng ở các nước khu vực châu Mỹ và châu Á.

Trong khoảng thời gian từ năm 2014-2017, 100 vụ buôn người để bán nội tạng đã bị phát hiện, chủ yếu tại Trung Đông và Bắc Phi, trong khi các nước châu Âu, Trung và Nam Mỹ cũng ghi nhận các vụ tương tự. Báo cáo dẫn một nghiên cứu cho hay trong một số vụ, đã có bằng chứng cho thấy sự cấu kết giữa những kẻ buôn người với các bác sĩ để thực hiện hành vi phạm tội trên đối với nạn nhân là những người thuộc tầng lớp dễ bị tổn thương, như người tị nạn. Những đối tượng này lợi dụng sự cả tin của các nạn nhân với lời hứa kiếm được công việc có thu nhập tốt hoặc được chuyển đến khu an toàn hơn.

Báo cáo cũng cho thấy buôn người để lạm dụng tình dục là phổ biến nhất, chiếm gần 60% trong tổng số vụ buôn người bị phát hiện trong năm 2016. Báo cáo cũng nêu rõ hàng nghìn bé gái và phụ nữ thuộc dân tộc thiểu số Yazidi tại Iraq bị tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng bắt cóc làm nô lệ tình dục. UNODC nhấn mạnh hầu hết các nạn nhân trong các vụ buôn người bị phát giác là nữ giới, gần một nửa trong số này là phụ nữ trưởng thành, 23% là bé gái, và xu hướng các bé gái là nạn nhân ngày càng tăng. 

Lao động cưỡng bức cũng là mục đích mà những kẻ buôn người hướng tới, với số nạn nhân chiếm tới 30%, chủ yếu tại khu vực châu Phi hạ Sahara và Trung Đông. Tại các nước Đông Nam Á, tình trạng hôn nhân ép buộc đã khiến nhiều nạn nhân trở thành "con mồi" của bọn buôn người.

Theo TTXVN