Đối với các nhà sưu tập tem, thì những con tem hiếm và có lỗi luôn là mục tiêu của họ. Theo giời gian, giá của các con tem bưu chính có thể gia tăng tới mức không thể tưởng tượng nổi và có khi lên tới vài chục tỷ đồng.

Mạng China giới thiệu về giá tiền và lịch sử của 13 có tem đắt giá nhất trên thế giới hiện nay:

Con tem “Cape of Good Hope Stamp” của Mũi Hảo vọng
Giá trị ước tính: 40.000 USD, tương đương 840 triệu đồng

Giá trị ước tính: 40.000 USD, tương đương 840 triệu đồng

Được phát hành năm 1853, đây là con tem bưu chính đầu tiên ở Mũi Hảo vọng, và thậm chí là trên toàn châu Phi. Con tem này có hình tam giác, in hình một nhân vật nữ ngồi trên một chiếc mỏ neo đặt trên một tảng đá tượng trưng cho Mũi Hảo vọng. Con tem này được thiết kế bởi một vị Chánh thanh tra có tên Charles Bell. Hiện có rất ít con tem này còn lại đến ngày nay. Trong cuốn sách về tem nổi tiếng thế giới Stanley Gibbons Stamp Catalogue, giá của một con tem Cape of Good Hope có giá 40.000 USD.

Con tem “Perot Provisional” của Bermuda
Giá trị ước tính: 115.000 USD, tương đương hơn 2,4 tỷ đồng

Giá trị ước tính: 115.000 USD, tương đương hơn 2,4 tỷ đồng

Con tem Perot Provisional, hay còn gọi là Perot Postmaster's Provisional of Bermuda, là con tem in đầu tiên của Bermuda. Một người quản lý bưu điện có tên William Bennet Perot ở thị trấn Hamilton, Bermuda, đã nghĩ ra cách làm một con tem riêng bằng cách gỡ bỏ phần in ngày trên con dấu bưu chính ra và in lên giấy. Sau đó, ông viết dòng chữ “1 penny” là giá tiền của con tem và ký tên mình bên dưới. Con tem bưu chính hình tròn ra đời như vậy. Ngày nay, chỉ còn 11 con tem này trên toàn thế giới, chủ yếu tập trung trong tay các nhà sưu tập tem ở châu Âu, trong đó có nữ hoàng Elizabeth đệ nhị của Anh. Từ năm 1981, một con tem Perot Provisional đã có giá 115.000 USD.

Con tem “Red Revenue Small One Dollar Surcharge” của Trung Quốc
Giá trị ước tính: 333.382 USD, tương đương hơn 7 tỷ đồng

Giá trị ước tính: 333.382 USD, tương đương hơn 7 tỷ đồng

Red Revenue Small One Dollar Surcharge là con tem thuế đầu tiên được sử dụng làm tem bưu chính sau khi được in thêm dòng chữ One Dollar. Con tem này được lưu hành trong thời kỳ nhà Thanh ở Trung Quốc, kéo dài từ năm 1636-1911. Hiện chỉ có khoảng 30 con tem loại này còn tồn tại. Vào năm 2009, một con tem loại này phát hành năm 1897 được bán đấu giá ở Hồng Kông với giá 333.382 USD.

Con tem “Blue Military Stamp” của Trung Quốc
Giá trị ước tính: 428.654 USD, tương đương hơn 9 tỷ đồng

Giá trị ước tính: 428.654 USD, tương đương hơn 9 tỷ đồng

Blue Military Stamp là con tem màu xanh da trời dùng trong quân đội ở Trung Quốc. Vào năm 1953, một bộ ba con tem, với màu da cam, nâu nhạt và xanh da trời được thiết kế và phát hành để phát miễn phí cho các quân nhân đang làm nhiệm vụ. Mang biểu tượng của Quân đội Nhân dân giải phóng Trung Quốc, con tem này có mệnh giá 800 tệ cũ. Sau khi con tem được phát hành, có thông tin cho rằng thông tin mật dễ dàng bị lấy ra khỏi những phong bì có dán con tem này. Bởi thế, tất cả con tem này đã bị thu hồi và tiêu hủy, chỉ còn lại một số lượng nhỏ trong tay các quân nhân. Trong số các con tem loại này, loại màu xanh da trời là hiếm nhất. Năm ngoái, một con tem Blue Milatary Stamp đã được đấu giá ở Trung Quốc, đem về số tiền 2,7 triệu Nhân dân tệ, tương đương 428.654 USD.

Con tem “The Red Maiden in the Green Robe” của Trung Quốc
Giá trị ước tính: 444.477 USD, tương đương hơn 9,3 tỷ đồng

Giá trị ước tính: 444.477 USD, tương đương hơn 9,3 tỷ đồng

Con tem này cũng là một con tem thuế được dùng làm tem bưu chính trong thời nhà Thanh (1644-1911) ở Trung Quốc. Trong giai đoạn cải cách tiền tệ của nhà Thanh, những con tem có mệnh giá tính bằng bạc không được sử dụng nữa. Trong thời gian chuyển giao, người ta dùng mực xanh để in lên con tem thuế có màu đỏ này để dùng như con tem bưu chính tạm thời. Hiện chỉ còn lại khoảng 9 con tem loại này. Vào năm 2004, một con tem này được bán đấu giá ở mức 3,45 triệu Đôla Hồng Kông, tương đương 444.447 USD,  tại Hồng Kông.

Con tem “The Whole Country is Red” của Trung Quốc
Giá trị ước tính: 474.197 USD, tương đương gần 10 tỷ đồng

Giá trị ước tính: 474.197 USD, tương đương gần 10 tỷ đồng

Con tem này được phát hành năm 1968 tại Trung Quốc dưới thời cách mạng văn hóa. Con tem nổi tiếng vì có lỗi về in ấn đối với hình bản đồ của Trung Quốc. Con tem chỉ được phát hành trong nửa ngày sau đó ngừng lại vì lỗi này. Vào năm 2009, một phiên bản lớn của con tem này được bán đấu giá ở mức 3,68 triệu Đôla Hồng Kông, tương đương 474.197 USD, lập kỷ lục giá tem đấu giá ở Trung Quốc. Cùng đợt, 6 con tem phiên bản nhỏ của con tem này được bán đấu giá với mức giá tổng cộng 2,93 triệu Đôla Hồng Kông, tương đương 377.482 USD.

Con tem “12 Pence Black” của Canada
Giá trị ước tính: 488.900 USD, tương đương khoảng 10,2 tỷ đồng

Giá trị ước tính: 488.900 USD, tương đương khoảng 10,2 tỷ đồng

Con tem 12 Pence Black của Canada được phát hành năm 1851, mang hình chân dung nữ hoàng Victoria trẻ tuổi. Đây là một trong những con tem nổi tiếng nhất thế giới. Đã có 51.000 con tem này được phát hành, nhưng chỉ có 1.450 con được bán do giá cao. Số tem còn lại bị thu hồi và tiêu hủy vào năm 1857. Hiện chỉ có khoảng 100-150 con tem này còn tồn tại đến ngày nay. Vào năm 2011, một con tem 12 Pence Black đã được bán đấu giá với giá 488.900 USD tại New York, Mỹ.

Con tem “Olive-colored Queen Victoria's Head” của Hồng Kông
Giá trị ước tính: 824.648, tương đương 17,3 tỷ đồng

Giá trị ước tính: 824.648, tương đương 17,3 tỷ đồng

Con tem này mang hình chân dung nữ hoàng Victoria và có màu olive, được in vào năm 1864. Đây là con tem đắt nhất trong lịch sử bưu chính Hồng Kông, với mệnh giá 96 cent Hồng Kông, tương đương 12 cent Mỹ. Do lỗi in ấn, 52 trang tem này đã có màu olive thay vì màu nâu xám như bình thường, chưa kể lỗi về hình thủy ấn và chữ CC bị in sai vị trí. Trên thế giới hiện chỉ có 4 con tem này và đều nằm trong tay những nhà sưu tập tem nổi tiếng. Tháng 1 năm nay, một con tem này được bán đấu giá ở Hồng Kông với mức giá 6,4 triệu đôla Hồng Kông, lập kỷ lục giá trong các lần đấu giá tem ở đây.

Con tem “British Guiana 1 Cent Magenta” của British Guiana
Giá trị ước tính: 850.000 USD, tương đương gần 18 tỷ đồng

Giá trị ước tính: 850.000 USD, tương đương gần 18 tỷ đồng

Đây là một trong những con tem bưu chính đắt nhất trên thế giới. Vào năm 1856 ở Bermuda, do không có đủ tem bưu chính và không thể đợi tem cung cấp từ Anh, người quản lý bưu điện đã đề nghị một tờ báo ở đây in một số con tem mệnh giá 1 và 4 cent. Do những con tem này rất đơn giản, nhân viên bưu điện phải ký tắt lên trước khi sử dụng để tránh tình trạng làm giả. 4 góc của các con tem hình chữ nhật cũng được cắt để con tem có hình bát giác. Phiên bản duy nhất của con tem British Guiana 1 Cent Magenta đã được một cậu bé người Scotland tìm thấy khi xem đống thư của người bác. Vào năm 1980, con tem này được bán đấu giá tại New York, Mỹ, với giá 850.000 USD.

Con tem “Post Office Mauritius” của Mauritus
Giá trị ước tính: 1,67 triệu USD, tương đương hơn 35 tỷ đồng

Giá trị ước tính: 1,67 triệu USD, tương đương hơn 35 tỷ đồng

Vào tháng 9/1847, bà Gomm, phu nhân Thống đốc Mauritius, mời bạn bè và một số người nổi tiếng tới tham dự một buổi khiêu vũ. Để tiện cho việc gửi thư mời, Bưu điện Mauritus đã phát hành một bộ tem kiểu Anh. Tuy nhiên, từ “post office” (bưu điện) đã được tin lên con tem, thay vì từ “post paid” (trả sau), và đây là một lỗi lớn. Toàn bộ 240 con tem đã được bán ra trước khi lỗi bị phát hiện. Chỉ có khoảng 26 con tem này còn đến ngày nay. Năm 2011, một con tem trong số này được bán đấu giá với giá 1,05 triệu Bảng, tương dương 1,67 triệu USD, tại Anh.

Con tem “Inverted Jenny” của Mỹ
Giá trị ước tính: 3 triệu USD, tương đương gần 63 tỷ đồng

Giá trị ước tính: 3 triệu USD, tương đương gần 63 tỷ đồng

Đây là con tem đầu tiên cho thư chuyển phát theo đường hàng không, phát hành năm 1918. Do lỗi xảy ra trong quá trình in ấn, một số con tem đã bị in ngược hình chiếc máy bay và được bán trước khi phát hiện lỗi. Có khoảng 100 con tem lỗi này còn đến nay. Vào năm 2005, một lô 4 con tem này được mua với giá 3 triệu USD.

Con tem “Penny Black” của Anh
Giá trị ước tính: 5 million, tương đương gần 105 tỷ đồng

Giá trị ước tính: 5 million, tương đương gần 105 tỷ đồng

Con tem Penny Black phát hành năm 1840 của Anh là con tem bưu chính đầu tiên của thế giới. Con tem được thiết kế bởi Rowland Hill, người đề xuát cải cách hệ thống bưu điện Anh. Ông được coi là cha đẻ của con tem bưu chính. Trước khi có Penny Black, các bưu điện ở Anh phải nhận tiền mặt khi giao bưu phẩm còn người dân thì phải xếp hàng chờ lấy thư. Có hình nữ hoàng Victoria, con tem này chỉ được sử dụng có 1 năm vì màu nền đen của nó khiến dấu hủy màu đỏ dễ bị chìm. 9 tháng sau, con tem này được in lại thành màu đỏ, còn dấu hủy được chuyển thành màu đen để dễ nhận diện hơn.

Theo dự kiến, con tem Penny Black được phát hành vào ngày 6/5, nhưng ở một số thành phố, con tem được phát hành từ ngày 2/5. Chỉ có 2 con tem phát hành sớm trong số này còn đến ngày nay và được coi là kho báu thực sự. Cách đây vài năm, một doanh nhân đã chi 5 triệu USD để mua con tem này tại một nhà đấu giá ở Mỹ.

Con tem “Treskilling Yellow” của Thụy Điển
Giá trị ước tính: trên 3,14 triệu USD, tương đương gần 66 tỷ đồng

Giá trị ước tính: trên 3,14 triệu USD, tương đương gần 66 tỷ đồng

Treskilling Yellow là con tem bưu chính của Thụy Điển, hiện đang giữ mức giá kỷ lục cho một con tem được đấu giá trên thế giới. Con tem có mệnh giá 3 Skilling ở Thụy Điển có màu xanh còn loại 8 Skilling có màu vàng. Tuy nhiên, do một lỗi không rõ, vào năm 1855, một con tem 3 Skilling lại được in màu vàng và trở thành con tem siêu quý.

Bản duy nhất của con tem này được một cậu bé có tên Georg Wilhelm Baeckman phát hiện vào năm 1886 khi lục lọi gian phòng của ông nội. Năm 1990, con tem này gây xôn xao khi được bán với giá 977.500 Franc Thụy Sỹ, tương đương 1,07 triệu USD. Năm 1994 và 1996, con tem này được bán lần nữa với giá tương ứng là trên 1 triệu và 2,875 triệu Franc Thụy Sỹ. Đến tháng 5/2010, một người mua bí mật đã mua con tem này với mức giá cũng… bí mật. Nhân viên đấu giá David Feldman của buổi đấu giá này tiết lộ rằng “đây là con tem đắt hơn bất kỳ con tem bưu chính nào trên thế giới.

Theo Dân trí
 China.org.cn