Cho nên trường hợp của Abumbi đệ nhị không phải ngoại lệ. Lên ngôi khi chỉ là thiếu niên 16 tuổi, Abumbi đệ nhị không chỉ lãnh trách nhiệm lớn lao của một vị vua, mà còn “thừa hưởng” những bà vợ của người cha quá cố. Theo quy định hàng trăm năm tại Bafut, vua mới thừa hưởng tất cả vợ của tiên đế và, đương nhiên vị vua mới này cũng có quyền cưới thêm các cô vợ mới. Dù tuổi đời còn trẻ, dù muốn hay không muốn thì Abumbi đệ nhị vẫn phải “thừa kế” 72 bà vợ của cha. Đó là tục lệ không thể làm khác, trừ phi Abumbi đệ nhị từ chối ngồi lên ngai vàng đầy vinh hoa kia. Các quan thần trong triều, thậm chí là 72 bà vợ của vua cha chính là những người trực tiếp “huấn giáo” cho Abumbi đệ nhị về tục truyền hàng trăm năm ở Bafut này. Còn khi Abumbi đệ nhị muốn lấy thêm vợ mới thì chỉ cần “đánh tiếng” là mọi việc sẽ đâu vào đấy. Tính đến thời điểm hiện tại, vua Abumbi có gần 100 bà vợ và hơn 500 người con.
Cũng giống như những phụ nữ ở các quốc gia thuộc châu lục đen khác, phụ nữ tại thành phố Bafut ở phía Tây Bắc Cameroon không có nhiều quyền so với nam giới. Người vợ phải phục tùng chồng một cách vô điều kiện. Đàn bà, ngoài việc chăm chỉ làm lụng, kiếmsống, họ còn phải làm mọi cách để chồn hài lòng. Nhưng đối với các bà vợ trong chốn hậu cung Bafut lại được đề cao vai trò. Những phụ nữ trong hậu cung Bafut khá thạo những việc triều chính và họ cũng đóng một vai trò quan trọng trong các quyết định của vua, nhưng vai trò của họ như một quy luật luôn được ẩn giấu ở phía trong để tránh con mắt tò mò của mọi người. Nhưng cũng tùy vào ân sủng đặc biệt của vua, đôi khi tài năng của họ cũng có thể trở nên nổi tiếng. Điều này được chính Hoàng tử Nikson của Bafut xác nhận: “Các bà vợ đóng vai trò rất lớn khi đứng sau các vị vua để giúp họ định hình quyền lực”.
Người vợ thứ ba của ông Abumbi, bà Constance cho biết: “Đằng sau mỗi người đàn ông thành công phải có bóng dáng của một người phụ nữ trung thành và thành công”. Bà nói tiếp: “Truyền thống của chúng tôi quy định rằng khi các ông lên làm vua, các bà vợ cao tuổi vẫn phải truyền lại cho những người vợ lẫn cả vị vua trẻ về truyền thống của vương quốc, bởi vì nhà vua lúc này chỉ là một hoàng tử, chưa phải là một vì vua trưởng thành”. Chính vì phải đảm tráchlấy nhiệm vụ vô cùng quan trọng này nên hầu hết các bà vợ của vua cha được đánh giá là khôn ngoan, có tri thức, hoạt ngôn và đặc biệt rất trung thành. Họ trung thành với cả tiên đế và vị vua đang tại vị, nhờ vậy tới thời Abumbi II là vua thứ 11 của Bafut - thịnh vượng, bình yên.
Hạnh phúc với cuộc sống hậu cung 100 bà vợ và 500 đứa con
Hậu cung, từ bao đời nay, luôn là nơi âm ỉ bao cuộc chiến, nơi dang dở bao chuyện tình, tràn ngập sự uy quyền, thủ đoạn, nhưng cuộc sống ở hậu cung Bafut được cho là có phần “thoáng” hơn. Mặc dù cho tới thời điểm này, chi tiết về hậu cung Bafut ra sao vẫn chưa được tiết lộ, nhưng hình ảnh Abumbi II thường xuyên vui vẻ bên các bà vợ thì phần cho thấy cuộc sống hôn nhân giữa họ khá êm thấm. Người ta cũng chưa nghe thấy vua Abumbi II hay bà vợ nào ca thán về cuộc sống phức tạp của một đại gia đình hoàng tộc này. Các phu nhân của Abumbi II thực sự mãn nguyện với cuộcsống đầm ấm mà họ đang tận hưởng. Những phụ nữ may mắn này luôn được bộ lạc yêu mến và ngưỡng mộ với một niềm tôn kính vô bờ.
Một trong những bà vợ của vua Abumbi II vui vẻ cho rằng, mình là người hạnh phúc hơn rất nhiều những người phụ nữ khác, bởi cô có được tình cảm của một vị vua đầy quyền lực, sung túc khi có tới 100 bà vợ và 500 đứa con.
Không quá ngạc nhiên khi có nhiều người cho rằng những tập tục thật kỳ lạ và cổ hủ nhưng những người trong cuộc lại cảm thấy hài lòng và mãn nguyện, bởi cuộc sống hiện tại của họ. Chính vì phong tục kỳ lạ này mà không ít thiếu nữ của bộ tộc luôn ao ước được “trao thân, gửi phận” cho những người đàn ông nhiều vợ, nhất là nhận được đặc ân trở thành một trong hàng chục, hàng trăm bà vợ của vị vua Bafut. Với họ, đó mới là niềm hạnh phúc và vinh dự lớn nhấcủa cuộc đời.
Chế độ đa thê được pháp luật công nhận ở Cameroon, tuy nhiên số liệu cho thấy không có nhiều cuộc hôn nhân như thế ở châu Phi. Truyền thống này đang đối mặt với thách thức của sự thay đổi, đạo Cơ đốc lan truyền và cả lối sống phương Tây phát triển.Vua Abumbi II thừa nhận trong thời kỳ thực dân, văn hóa ngoại lai thâm nhập vào vương quốc tạo ra sự xung đột giữa giá trị truyền thống và giá trị phương Tây hiện đại. “Vai trò của tôi là hòa trộn sự khác nhau ấy để tìm ra con đường tiến về phía trước. Có như thế, tôi mới được tận hưởng những thành quả của sự phát triển và hiện đại mà không hủy hoại truyền thống. Không có văn hóa, bạn không phải là con người. Vì vậy, một cộng đồng có người lãnh đạo là sự đảm bảo cho văn hóa của chúng tôi”, ông vua có gần 100 vợ nói.
Nguyễn Tuyên