Cụ ông uống nước tiểu suốt 23 năm để chữa bệnh
Cập nhật lúc 03:51, Thứ bảy, 02/07/2016 (GMT+7)
Một cụ ông ở Trung Quốc đã uống nước tiểu của mình suốt 23 năm vì cho rằng liệu pháp này có thể chữa được bách bệnh.ụ ông uống nước tiểu suốt 23 năm để chữa bệnh (uống nước tiểu, Trung Quốc, chữa bệnh, sức khỏe)
Một cụ ông ở Trung Quốc đã uống nước tiểu của mình suốt 23 năm vì cho rằng liệu pháp này có thể chữa được bách bệnh.
|
Người đàn ông uống nước tiểu 23 năm để chữa bệnh. |
Một số người cố gắng nâng cao sức khỏe bằng cách tập luyện thể dục thường xuyên và ăn uống điều độ. Nhưng nhiều người ở Trung Quốc đã áp dụng những phương pháp kỳ lạ để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh, bao gồm liệu pháp uống nước tiểu.
"Tôi uống nước tiểu từ năm 48 tuổi và cho đến nay đã được 23 năm. Nước tiểu có thể chữa bách bệnh như đau lưng, khí thũng và viễn thị", một cụ ông ở thành phố Thành Đô và là thành viên của Hiệp hội liệu pháp nước tiểu Trung Quốc, cho biết.
Cụ ông 71 tuổi thừa nhận ông bị ám ảnh bởi việc uống nước tiểu. Ông cũng bị cô con gái gần như cắt đứt mọi liên lạc vì biện pháp chữa bệnh kỳ quặc của mình.
Hàng ngày, ông dậy từ khoảng 5 đến 6 giờ sáng trước khi uống nước quả la hán được ủ từ đêm hôm trước. Dị nhân này uống 500 tới 1.000 ml nước tiểu được chia làm 5 đến 6 lần mỗi ngày. Ông thường uống kèm với một ít nước súp để bù nước.
Khi được hỏi tại sao lựa chọn liệu pháp nước tiểu, ông giải thích rằng mình biết được pháp chữa bệnh này từ một người hàng xóm vào năm 1993. Sau đó, ông mua sách viết về liệu pháp này để đọc và bắt đầu uống nước tiểu của chính mình từ đó.
Người đàn ông 71 tuổi cho biết, chỉ sau 3 tháng uống nước tiểu, ông không còn cần đeo kính viễn thị khi chơi mạt chược. Ông thậm chí còn cảm thấy sức khỏe của mình tốt hơn trước đó rất nhiều.
Mặc dù vậy, bác sĩ Wang Xiaodong tại bệnh viện Nhân dân Thành Đô số 1 cho biết ông không ủng hộ liệu pháp chữa bệnh bằng nước tiểu bởi vì chất thải của con người hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.
Bác sĩ Wang cho rằng một số lợi ích nhất định của nước tiểu được ghi trong sách cổ của Trung Quốc, nhưng chưa có bằng chứng tin cậy nào chứng minh những ghi chép đó là chính xác.
Theo Dân Việt
.