Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông được giao quản lý hơn 11.153ha rừng và đất rừng. Tất cả những diện tích này đều nằm trên địa bàn TP Gia Nghĩa và huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Trong đó, diện tích có rừng tự nhiên hơn là 3.050ha, số diện tích còn lại là đất lâm nghiệp chưa có rừng.
|
|
Theo Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa, phần lớn diện tích đất đai đã bị người dân lấn chiếm. |
Theo Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa, phần lớn diện tích đất đai đã bị người dân lấn chiếm làm nhà, trồng cây công nghiệp, cây ăn trái và hoa màu dài ngày.
Theo thống kê, trong gần một tháng qua, trên địa bàn do Ban Quản lý rừng phòng hộ quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa đã xảy ra 7 vụ cháy rừng, gây thiệt hại, ảnh hưởng khoảng 15ha, trong đó có 4,68ha rừng trồng là sao xanh 3 - 4 năm tuổi; số còn lại chủ yếu là rừng hỗn giao tre, nứa, gỗ...
|
|
Trong gần một tháng qua, trên địa bàn do Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa đã xảy ra 7 vụ cháy rừng, gây thiệt hại, ảnh hưởng khoảng 15ha, |
Ông Vũ Văn Trọng, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa cho hay, từ khi được thành lập vào năm 2016 đến nay, đơn vị đã cố gắng bảo vệ, trồng và tái sinh thêm nhiều diện tích rừng trên đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc tái sinh rừng đang gặp phải không ít khó khăn.
Cũng theo ông Trọng, hiện nay, có khoảng 800 hộ dân đang sinh sống, canh tác trong rừng phòng hộ. Việc người dân phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, cháy rừng đang diễn biến hết sức phức tạp.
Ngay sau khi phát hiện các vụ cháy rừng, Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa đã cử lực lượng khẩn trương vào hiện trường dập lửa, giữ rừng.
|
|
Trên đường vào các hiện trường dập lửa, cán bộ bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn do lâm tặc giăng "bẫy". |
Thế nhưng, việc di chuyển của cán bộ quản lý bảo vệ rừng là không hề đơn giản bởi lâm tặc đã giăng “bẫy” cán bộ quản lý bảo vệ rừng nơi đây.
Ông Phan Văn Lợi, nhân viên quản lý, bảo vệ rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa cho biết, ngay khi phát hiện cháy rừng, chúng tôi lập tức huy động lực lượng tập trung chạy xe máy vào hiện trường để tiến hành chữa cháy rừng.
|
|
Lâm tặc rải đinh trên các đường dẫn để ngăn cản nhân viên, cán bộ bảo vệ rừng. |
Không chỉ có địa hình đồi dốc, đường di chuyển vào hiện trường đám cháy khó khăn mà các đối tượng lâm tặc còn tính toán cách đối phó, ngăn chặn lực lượng quản lý bảo vệ rừng chữa cháy.
Theo đó, các đối tượng rải đinh xong rồi dùng lá cây đã khô và đất bột phủ lên. Do đó, khi di chuyển đến khu vực này thì nhân viên, cán bộ quản lý bảo vệ rừng không thể nào phát hiện được. Đáng nói, các đối tượng rải đinh ở những vị trí đường dốc, cong cua nên dễ xảy ra tai nạn.
|
|
Lốp xe của cán bộ bảo vệ rừng dính "bẫy" của lâm tặc. |
"Nhiều xe gắn máy của chúng tôi khi đang đổ dốc thì bất ngờ bị thủng lốp vì trúng bẫy của các đối tượng chôn lấp ở dọc đường. Đã có trường hợp xe thủng lốp khiến nhân viên quản lý bảo vệ rừng ngã xuống đường và bị đinh đâm vào tay người gây thương tích" - ông Lợi khẳng định.
|
|
Nhiều cán bộ bảo vệ rừng bị đinh đâm vào tay người gây thương tích. |
|
|
Không ít lần xe thủng lốp khiến nhân viên quản lý bảo vệ rừng ngã xuống đường. |
Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa nhận định, việc các tuyến đường dẫn vào khu vực cháy rừng bị rải đinh, có thể khẳng định rừng bị cháy là có chủ đích. Cũng do đường vào bị lâm tặc rải đinh, xe bị thủng lốp nên lực lượng quản lý bảo vệ rừng phải bỏ lại phương tiện chạy bộ để cứu rừng. Tuy nhiên, do lực lượng mỏng, cán bộ, nhân viên chữa cháy bằng phương pháp thủ công nên đã xảy ra những thiệt hại về rừng./.