(BVPL) - Mặc cho các phóng viên báo chí quay phim, chụp ảnh, các đối tượng bơm hút cát tại chân cầu An Thổ thuộc xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương vẫn ngang nhiên hoạt động. Chúng còn lật cả lắp cầu, để luồn đường ống hút cát chạy dài hàng cây số trên đường, để bơm cát vào làng An Thổ của xã Nguyên Giáp mà không bị xử lý. Vì theo một số người dân sống ở đây cho biết các đối tượng “cát tặc” này đã “đóng luật” theo tháng nên được chính quyền xã bảo kê…”.
|
Lắp cầu An Thổ đã bị các đối tượng “cát tặc” tháo rỡ để luồn ống dẫn cát. |
Xâm phạm nghiêm trọng đến công trình cầu cống
Cầu An Thổ thuộc Km33 + 552 đường 391, chạy dọc theo tuyến đê tả sông Luộc, đi qua xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Ngoài việc phục vụ cho giao thông đi lại của người dân khu vực, cầu còn là hệ thống thủy lợi trọng điểm của khu vực phía Bắc, do Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm nhiệm vụ quản lý. Đây là hệ thống có vai trò quan trọng trong việc phòng chống lũ lụt, có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế khu vực. Trong đó, ở trên là cầu giao thông, ở dưới là hệ ngăn nước và một bên là âu tàu… Do vậy nhà nước đã phải đầu tư nhiều tỷ đồng và hàng năm còn phải duy tu bảo dưỡng cho công trình này. Đồng thời cùng các nhà quản lý, thì chính quyền địa phương xã Nguyên Giáp phải có trách nhiệm phối hợp bảo vệ công trình này.
Vậy mà vì những tư lợi cá nhân, các đối tượng “cát tặc” đã mắc ngoặc với nhau và ngang nhiên leo đậu tàu thuyền, ngay tại chân cầu và thực hiện những hành vi bơm hút cát trái phép được diễn ra thường xuyên rất sôi động mà không bị cơ quan chức năng nào ngăn cản.
|
Các tàu cát leo đậu tại chân cầu An Thổ để hoạt động hút cát. |
Theo quan sát của đoàn phóng viên tại buổi sáng 9/10/2014, tại chân cầu An Thổ về phía đê tả sông Luộc, có nhiều tàu leo đậu. Trong đó, có tiếng máy nổ ầm ĩ và một số đối tượng đang thực hiện việc hút cát từ tàu mang số hiệu HD 0297, hút cát qua đường ống chạy dài hàng cây số trên đường để bơm vào trong làng An Thổ của xã Nguyên Giáp. Nhìn sang đối diện phía bên kia cách chân cầu khoảng 20m, một con tàu khác đang thực hiện việc hút cát lên tàu, với dòng cát chảy sối xả vào khoang tàu. Theo quan sát chúng tôi thấy rằng nếu các cơ quan chức năng và chính quyền xã Nguyên Giáp cứ để hiện tượng “cát tặc” này hoành hành thì nguy cơ gây sạt nở bờ kè và sập đổ hệ thống cầu là rất rễ xảy ra.
Nghiêm trọng hơn các đối tượng “cát tặc” này còn lật cả lắp cầu ra để luồn nhiều đường ống rải lên đường mà không gặp sự cản trở nào. Nhìn ra xa chân cầu có rất nhiều đường ống dẫn cát được rải đi nhiều nơi. Ngược lên phía trên âu tàu, nhìn xuống chúng tôi thấy, một tàu trở đầy cát đang tìm mọi cách để chui qua đây. Phía sau là ba bốn tàu nữa đang chất đầy hàng và chờ đến lượt chui qua, lên sự va đập từ các phương tiện này vào các hệ thống phòng, chống lũ lụt, bờ kè và hệ thống cầu là rất nghiêm trọng, báo động sự nguy hiểm cho người tham gia giao thông và tàn phá hệ thống công trình thủy lợi này. Cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng và nhất là chính quyền xã Nguyên Giáp.
Có hay không sự bảo kê của chính quyền xã cho “cát tặc”?
Trước sự hoành hành của các đối tượng “cát tặc” trên, phóng viên – báo BVPL đã liên hệ với ông Bùi Đình Hoan – Phó GĐ Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương, qua điện thoại ông cho biết công trình thủy lợi trên, thuộc quyền quản lý của Cty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải. Mặc dù đang đi công tác ở tỉnh xa, nhưng ông Hoan đã chỉ đạo và cho kiểm tra, sau đó khoảng một tiếng đồng hồ, việc bơm cát đã được chấm dứt, các đối tượng đã thu dọn đường ống dẫn cát. Tuy nhiên, các tàu hút cát này vẫn leo đậu tại chỗ.
|
Đối tượng đang hút cát tại tàu HD 0297 vào làng An Thổ. |
Về phía lãnh đạo Sở đã có biện pháp ngăn chặn kịp thời là rất đáng hoan nghênh. Nhưng, lãnh đạo địa phương mà cụ thể là ông Đồng Hữu Riết – Chủ tịch UBND xã Nguyên Giáp, theo chúng tôi thấy suốt quá trình họ rải đường ống dẫn cát vào thôn An Thổ và thực hiện hành vi bơm hút cát với thời gian khá dài, vậy mà vị cán bộ này cũng như chính quyền ở đây coi như không biết chuyện gì và không có bất kỳ sự kiểm tra nào?
Thời điểm này là cuối mùa mưa lũ, hoạt động bơm hút cát dù có giấy phép hay trái phép đều vi phạm pháp luật. Đặc biệt nghiêm trọng hơn là cầu An Thổ thuộc hệ thống thủy lợi quốc gia cần được bảo vệ, nghiêm cấm các hoạt động xâm phạm đến công trình. Theo quy định thì tàu thuyền leo đậu cũng phải cách xa công trình tối thiểu là 80m để đảm bảo an toàn. Điều đó cho thấy chính quyền xã Nguyên Giáp đã buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc phối hợp, tuần tra bảo vệ công trình quốc gia, được áp dụng theo Nghị định 139/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo dư luận của người dân thì chính quyền xã còn dung túng bảo kê cho hoạt động “cát tặc” là vi phạm nghiêm trọng cần được điều tra làm rõ.
Trao đổi sự việc trên với ông Đặng Duy Hiển, Giám đốc Cty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, được ông tiếp thu và sẽ cho sử lý nghiêm những đối tượng đã thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ hành lang công trình thời gian qua.
Qua đó, cũng là lời cảnh báo cho các đối tượng đang xâm phạm các công trình thủy lợi quốc gia nằm trên hệ thống Bắc Hưng Hải. Đồng thời cũng là lời nhắc nhở cho những địa phương có công trình ở trên địa bàn cần được trông coi và bảo quản.
Bình Minh