(BVPL) - Vừa qua báo BVPL có loạt bài phản ánh: Công ty 125 –CIENCO1 (thuộc Bộ Giao thông Vận Tải) từ năm 1994 đến 2007 nợ Agribank Thanh Hóa vốn và lãi tính đến 26/9/2013 trên 152,5 tỷ đồng, đến nay đã nợ trên 166 tỷ đồng…nhưng không trả. Mặc dù Agribank Thanh Hóa ráo riết đòi nợ nhưng ông Phan Trọng Tiến, nguyên Giám đốc công ty “tự tin” nói: vay thì phải trả, một năm không trả được thì…trăm năm. 
 
 
Ông Phan Trọng Tiến, nguyên giám đốc Công ty 125 –CIENCO1 cho rằng: việc công ty không chấp thuận trả nợ vì Hợp đồng số 01, ngày 24/10/2007 đã sử dụng “đất và tài sản trên đất” thế chấp vay vốn ngân hàng không có giá trị pháp lý vì đây là đất của Nhà nước, công ty thuê trả tiền hàng năm. Hơn nữa, Agribank Thanh Hóa buộc công ty phải bán trang thiết bị phục vụ sản xuất dẫn đến hàng ngàn lao động không có việc làm, công ty mất khả năng trả nợ. Ông dẫn chứng, năm 2001 Nhà máy Giầy thể thao xuất khẩu sử dụng 1.500 lao động, sau khi công ty bị phá sản, vẫn là doanh nghiệp Đài Loan mà trước đó công ty đã mời vào Thanh Hóa để liên kết sản xuất đến nay họ đã có 4 nhà máy giầy, sử dụng trên 4.000 lao động phần đông là người Thanh Hóa, đây là hiệu ứng phát triển xã hội, trong đó có một phần dóng góp của công ty. Còn số nợ đến thời điểm này lên tới trên 166 tỷ đồng cả vốn và lãi, công ty chỉ trả tiền gốc mà một năm không trả được thì…trăm năm.
 
Ông Trịnh Ngọc Thanh, Giám đốc Agribank Thanh Hóa khẳng định: từ năm 1998 đến nay, ba dự án nêu đã nợ Agribank Thanh Hóa trên 166 tỷ đồng. Ngay tiền bồi thường tài sản trên đất được 6 tỷ đồng công ty này không chuyển cho ngân hàng nên Agribank Thanh Hóa đề nghị Ban phòng chống tham nhũng của tỉnh vào cuộc và yêu cầu công ty trả nợ,nhưng họ có trả đâu. Từ năm 2001 đến 2008, UBND tỉnh và giám đốc Agribak Thanh Hóa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, nhàn có liên quan xin giảm lãi đầu tư từ 9,72%/năm xuống mức 5,4%/năm kể từ ngày vay vốn và giảm lãi thương mại từ mức 7,5%/năm xuống mức 5,4%/năm cho công ty này là có thật. Nhưng Agribank Việt Nam không có công văn phúc đáp, vốn công ty này không trả, chứ lấy đâu mà giảm lãi. Viện cớ nơh ngân hàng, năm 2004 Công ty 125 –CIENCO1 đã xây dựng kế hoạch trả nợ bằng cách lập quy hoạch phần đất Nhà nước do công ty đang sử dụng để xây dựng khu dân cư để bán trả nợ. Dự án này được UBND tỉnh chấp thuận “giao đất có thu tiền” và giao cho công ty thực hiện quy trình theo quy định của pháp luật. Song, tài sản thế chấp đang nằm trong hệ thống theo dõi tài sản Quốc gia đã bị thay đổi nguyên trạng. Agribank Thanh Hóa cương quyết đấu tranh thì khu đất này UBND tỉnh lại giao cho Công ty CP Trường Thọ thực hiện. Về nguyên tắc, đất được cấp bìa đỏ thì tài sản trên đất có thể được thế chấp ngân hàng. Hiện Agribank Thanh Hóa khởi kiện theo Luật tổ chức tín dụng. Tòa không thể viện cớ “thiếu văn bản này, văn bản kia của UBND tỉnh đề nghị giảm lãi, xóa nợ…” để trì hoãn xét xử.
 
Phạm Ngọc