Từ việc thu hồi đất 7 năm không đền bù...
Báo Gia đình Việt Nam nhận được đơn thư phản ánh của 3 hộ dân sinh sống tại phường Lê Hồng Phong (TP.Phủ Lý - tỉnh Hà Nam) về việc thành phố Phủ Lý thu hồi đất trang trại của họ đã 7 năm nay nhưng chưa được đền bù, hỗ trợ...
|
|
Đơn thư được gửi đến báo Gia đình Việt Nam |
Trong đơn có nêu: “Chúng tôi là Nguyễn Văn Anh, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Văn Tuyến là những hộ dân sinh sống trên địa bàn phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý. Vào năm 2002 chúng tôi có ký hợp đồng thầu đất ruộng nông nghiệp vùng trũng với UBND Phường Lê Hồng Phong để sản xuất đa canh, phát triển kinh tế tại địa phương theo mô hình vườn ao chuồng.
Đến tháng 12/2009 chúng tôi được UBND phường Lê Hồng Phong mời lên nghe thông báo quy hoạch và phổ biến quy trình kiểm kê tài sản trong khu trang trại đa canh để triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án mở rộng cụm công nghiệp Tây Nam Thành phố. Trong đó có quyết định thu hồi đất số 1132/QĐ-UBND ngày 16/09/2009 của UBND tỉnh Hà Nam, giao đất cho Ban quản lý cho các khu công nghiệp Tây Nam. Ban GPMB thành phố Phủ Lý bắt đầu kiểm đếm tài sản từ đầu tháng 1/2010 cho đến cuối tháng 1/2010 hoàn tất”.
|
Khu trang trại của gia đình ông Nguyễn Văn Anh trong diện được đền bù |
Ông Nguyễn Văn Anh chủ trang trại bức xúc: “Khi dự án triển khai chúng tôi hoàn toàn ủng hộ, không có hộ dân nào phản đối và nhất trí ký vào biên bản kiểm đếm. Sau đó Ban GPMB gửi cho chúng tôi biên bản kiểm đếm được phô tô rà soát lại số liệu và yêu cầu chúng tôi không được phép đầu tư trồng thêm, không cơi nới hoặc xây mới gì nữa. Không hiểu lý do vì sao cho đến nay đã 7 năm trôi qua mà chúng tôi vẫn không nhận được tiền bồi thường”.
“Từ khi Ban GPMB thành phố Phủ Lý kiểm đếm tài sản xong, không thấy đền bù và cũng không cho phép đầu tư trang trại chăn nuôi nữa làm chúng tôi vô cùng lo lắng. Bao nhiêu công sức tiền của đổ vào xây dựng trang trại hết, giờ nhìn các công trình hạ tầng, tường ke bị bỏ hoang hư hỏng nhìn xót xa lắm”, ông Anh nói.
Ông Nguyễn Văn Anh chủ trang trại bức xúc: “Khi dự án triển khai chúng tôi hoàn toàn ủng hộ, không có hộ dân nào phản đối và nhất trí ký vào biên bản kiểm đếm. Sau đó Ban GPMB gửi cho chúng tôi biên bản kiểm đếm được phô tô rà soát lại số liệu và yêu cầu chúng tôi không được phép đầu tư trồng thêm, không cơi nới hoặc xây mới gì nữa. Không hiểu lý do vì sao cho đến nay đã 7 năm trôi qua mà chúng tôi vẫn không nhận được tiền bồi thường”.
“Từ khi Ban GPMB thành phố Phủ Lý kiểm đếm tài sản xong, không thấy đền bù và cũng không cho phép đầu tư trang trại chăn nuôi nữa làm chúng tôi vô cùng lo lắng. Bao nhiêu công sức tiền của đổ vào xây dựng trang trại hết, giờ nhìn các công trình hạ tầng, tường ke bị bỏ hoang hư hỏng nhìn xót xa lắm”, ông Anh nói.
Cũng rơi vào hoàn cảnh như ông Anh còn có hai trường hợp của ông Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Văn Tuyến, cũng thầu lại hơn 1ha đất nông nghiệp từ chính quyền địa phương để đầu tư vào trang trại của mình, mất bao nhiêu công sức và có nguy cơ mất trắng số tiến vốn lên đến hàng tỷ đồng đầu tư ban đầu vì theo kiểu thu hồi đất “đánh trống bỏ dùi” của UBND thành phố Phủ Lý. Hơn thế nữa, mặc cho đã kiểm kê tài sản từ 7 năm nay nhưng các hộ dân vẫn chưa được nhận một đồng nào tiền bồi thường, hỗ trợ nào từ Ban GPMB thành phố Phủ Lý.
... đến việc "loay hoay" kiểm đếm lại tài sản?
Kể từ khi có quyết định thu hồi đất và văn bản kiểm kê tài sản của các hộ dân từ năm 2010 nhưng đến nay Ban GPMB thành phố Phủ Lý đã vẫn không thực hiện chi trả bồi thường. Không những thế, vào tháng 12/2016 UBND thành phố Phủ Lý còn ra quyết định số 3320/QĐ-UBND, bắt buộc “ép” dân kiểm đếm tài sản hay ra văn bản tính giá bồi thường quá bèo đối với các hộ dân.
|
Văn bản về việc kiểm đếm bắt buộc |
“Khi UBND thành phố Phủ Lý có quyết định số 3320/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 về việc bắt buộc kiểm đếm lại tài sản, hoa màu, nhưng sau đó gia đình ông không đồng ý vì trước đó đã có văn bản kiểm đếm của ban GPMB vào tháng 1/2010. Vào ngày 04/05/2017, hội đồng bồi thường GPMB thành phố có thông báo tính giá bồi thường tài sản, hoa màu và các công trình khác với tổng mức bồi thường 987.659.726 đồng.
Nhưng tôi không đồng ý, vì từ năm 2002 đến năm 2010 gia đình vay ngân hàng và người thân hơn 3 tỷ đồng đầu tư vào trang trại hơn 3ha. Giờ với mức đền bù bèo bọt như vậy thì lấy tiền đâu ra mà trả ngân hàng… trả cho người thân và công nhân đang làm việc trong trại”, ông Nguyễn Văn Anh bức xúc nói.
“Trong cách tính giá bồi thường bên phía hội đồng bồi thường GPMB thành phố có nhiều khuất tất. Trong văn bản kiểm kê tài sản vào năm 2010 có nhiều hạng mục được kiểm đếm nhưng nhiều hạng mục không được đền bù như: (Sân tường bao, sân cho vịt ăn, sân và các công tạo lập xây lấp đắp bờ và các công trình phụ khác..). Nếu mà áp dụng theo cách tính đền bù như vậy thì quá thiệt thòi cho 3 hộ dân chúng tôi quá…”, ông Nguyễn Văn Quang tiếp lời thay cho ông Anh.
Theo người dân cho biết, phía ban GPMB thành phố Phủ Lý ngoài việc chậm đền bù cho người dân còn ban hành văn bản lạ lùng “ép buộc” người dân phải kiểm kê lại tài sản.
Theo tìm hiểu của phóng viên, trong hợp đồng số 01/HĐ-UBND của UBND phường Lê Hồng Hồng Phong với ông Nguyễn Văn Anh đã đồng ý cho thầu đất thì năm 2013 mới hết hạn hợp đồng. Năm 2010, UBND tỉnh Hà Nam đã có quyết định thu hồi đất đối với các hộ dân, về phía Ban GPMB thành phố có nhiệm vụ kiểm kê, kiểm đếm tài sản thực hiện bồi thường đối với các hộ dân kể từ khi có quyết định trên.
Tuy nhiên Ban GPMB lại chọn thời điểm khi hết thời hạn hợp đồng mới thực hiện. Vậy trong vụ việc này, liệu có hay không việc hội đồng Ban GPMB thành phố Phủ Lý đã thỏa thuận lợi ích nhóm để chuộc lợi tiền đền bù tài sản, cũng như làm giảm giá trị tài tài sản của các hộ dân?
Theo Hiếu Hoàng/ Giadinhvietnam.com