(BVPL) - Hơn 1 năm qua, ông Trương Văn Trọng – Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng I Hà Tĩnh (sau đây gọi tắt là Cty XD I Hà Tĩnh) phải tham dự tới 17 cuộc họp, tiếp đón 6 đoàn thanh tra chuyên ngành, 2 đoàn thanh tra Nhà nước của tỉnh Hà Tĩnh. Thật trớ trêu, các cuộc làm việc, thanh tra đó được tổ chức dường như chỉ là để ép doanh nghiệp của ông phải gánh chịu hậu quả mà các cơ quan công quyền gây ra.
Quá mệt mỏi bởi những việc làm bất thường với động cơ thiếu trong sáng, o ép doanh nghiệp nêu trên của tỉnh Hà Tĩnh, ông Trọng đã có đơn thư gửi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cơ quan báo chí để bày tỏ nỗi hàm oan.
Tai bay, vạ gió
Theo tài liệu của PV, Cty XD I Hà Tĩnh đang khai thác đá tại mỏ Nam Giới, huyện Thạch Hà theo giấy phép khai thác khoáng sản số 3526/GP-UBND ngày 8/12/2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, cấp bổ sung giấy phép số 1131/GP-UBND ngày 5/4/2011. Theo giấy phép 1131/GP-UBND, diện tích mỏ của Cty được mở rộng từ 7,3 ha lên 14,3 ha. Đến năm 2014, Cty tiếp tục được UBND tỉnh Hà Tĩnh điều chỉnh nâng công suất khai thác tại giấy phép 546/GP-UBND ngày 27/2/2014 từ 250.000 m3/năm lên 420.000 m3/năm. (Mỏ đá Nam Giới đã hoạt động từ năm 2003, trước đây do HTX Sơn Hà quản lý). Đáng nói, mặc dù giấy phép phần mở rộng 7,0 ha đã 06 năm nhưng không cho thuê đất.
 
 Theo giấy phép 1131/GP-UBND, diện tích mỏ của Cty được mở rộng từ 7,3 ha lên 14,3 ha.
Theo giấy phép 1131/GP-UBND, diện tích mỏ của Cty được mở rộng từ 7,3 ha lên 14,3 ha.
 
Trong khi công việc kinh doanh của doanh nghiệp đang diễn ra bình thường thì ngày 23/4/2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành quyết định số 1457/QĐ-UB quy hoạch khu vực đất đã cấp mỏ cho Cty thành rừng phòng hộ; đồng thời cũng ngay trong ngày hôm đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản yêu cầu Cty dừng hoạt động khai thác mỏ. Lý do được đưa ra là do khu vực khai thác mỏ có 5,4 ha “thuộc khoảnh II tiểu khu 297 thuộc đất rừng phòng hộ môi trường”. 
Tiếp đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản số 4202/UBND-NL2 ngày 21/8/2015 giao Sở Tài nguyên – Môi trường tham mưu UBND tỉnh thu hồi diện tích thuộc đối tượng quy hoạch rừng phòng hộ và điều chỉnh giấy phép khai thác mỏ đã cấp cho Cty XD I Hà Tĩnh.
Vì sao diện tích đất mỏ cấp cho Cty XD I Hà Tĩnh bỗng dưng lại “biến” thành đất rừng phòng hộ tại “khoảnh 2 tiểu khu 279” thay vì “khoảnh 1A tiểu khu 279” như trong tất cả các văn bản có trong hồ sơ xin cấp phép khai thác mỏ của Cty? Cần phải nói rõ rằng, “khoảnh 2 tiểu khu 279” nằm trong vùng quy hoạch rừng phòng hộ, không được phép khai thác khoáng sản, còn “khoảnh 1A tiểu khu 279” nằm trên đất rừng sản xuất, được phép thăm dò, khai thác khoáng sản.
Theo ông Trương Văn Trọng, trong quá trình thực hiện các thủ tục xin cấp phép, Cty đã thực hiện chặt chẽ theo Luật khoáng sản và các quy định liên quan của pháp luật, phần diện tích xin cấp mỏ liền kề với mỏ cũ và trong các văn bản đều sử dụng thuật ngữ “mở rộng mỏ”. Trong các văn bản xin mở rộng mỏ, Cty không hề xin cấp mỏ tại vị trí “khoảnh 2 tiểu khu 279”, trong giấy phép cấp mỏ cũng không ghi tên khoảnh, tiểu khu mà giấy phép chỉ cấp theo tọa độ. Mà việc xác định tọa độ, mốc giới cũng như quy hoạch đất thuộc đối tượng nào hoàn toàn là do Sở TNMT, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Hà (nay là BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ) và địa phương có đất phối hợp thực hiện để báo cáo UBND tỉnh ra quyết định cấp mỏ. Hơn nữa, mọi thủ tục, hồ sơ đều phải thông qua rất nhiều cấp; như vậy, các sai sót nếu có xảy ra là do các cơ quan chức năng nói trên gây ra, ông Trọng khẳng định.
Hai Sở "bất nhất"
Sau khi Cty XD I Hà Tĩnh không đồng tình với quyết định dừng khai thác mỏ và có kiến nghị, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phải chỉ đạo soát xét lại quá trình khảo sát, lập hồ sơ tham mưu đề nghị cấp phép khai thác mỏ cho Cty XD I Hà Tĩnh. Kết quả soát xét của cơ quan chức năng cho thấy, liên tục từ năm 2003 đến nay, mỏ đá Nam Giới tồn tại thực tế, được thừa nhận, quản lý, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Hà Tĩnh qua các thời kỳ. Giấy phép khai thác đá xây dựng số 546/GP-UBND do UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp ngày 27/2/2014 cho Cty XD I Hà Tĩnh phù hợp cũng với quy hoạch đến năm 2020 về thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (cụ thể đến năm 2020, tại xã Nam Giới được quy hoạch 17 ha khai thác khoáng sản đá xây dựng). 
Tuy nhiên, tại quy hoạch khoáng sản 2007-2015, có xét đến năm 2020, khu vực cấp mỏ cho Cty không thể hiện là đất sản xuất vật liệu xây dựng, ở quy hoạch ba loại rừng (phê duyệt lần đầu năm 2006) lại thể hiện khu vực này là rừng phòng hộ.
Trong các thời kỳ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Hà Tĩnh đều đã được các bộ ngành thẩm định, được Chính phủ phê duyệt. Mặt khác, theo quy định của pháp luật, các quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Như vây, lẽ ra Sở TN-MT, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để cập nhật, điều chỉnh các quy hoạch rừng, quy hoạch khoáng sản cho phù hợp nhưng các cơ quan này đã… bỏ quên. Tại xã Thạch Bàn, diện tích đất đã được quy hoạch là đất vật liệu xây dựng, gốm sứ nhưng vẫn được đưa vào rừng phòng hộ môi trường mà chưa được điều chỉnh, nên hậu quả là doanh nghiệp phải trân mình chịu trận! Đất sản xuất giao cho xã quản lý nhưng Chi cục Kiểm lâm tĩnh, huyện Thạch Hà đã thanhn tra và xử phạt.
 
Trong các thời kỳ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Hà Tĩnh đều đã được các bộ ngành thẩm định, được Chính phủ phê duyệt.

Trong các thời kỳ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Hà Tĩnh đều đã được các bộ ngành thẩm định, được Chính phủ phê duyệt.

 
Hơn nữa, khi kiểm tra thực tế hiện trường, trên vùng đất cấp mỏ cơ bản là đá lộ thiên, nhiều khu vực là đá mồ côi, hệ thực vật chủ yếu là cây sim, một số cây keo và phi lao, bạch đàn được trồng rải rác và dây leo, lùm bụi… chưa đủ yếu tố, điều kiện để xác định là rừng mà thực chất là đất trống, nghèo kiệt, như kết luận của UBND Tĩnh và Thanh tra Tĩnh
Vì vậy, việc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh nêu tại văn bản 958/SNN-LN ngày 30/5/2015 cho rằng, việc cấp phép mở rộng (với diện tích 7 ha) có 5,4 ha thuộc đối tượng quy hoạch rừng phòng hộ là không chính xác vì trên thực tế tại khu vực này hoàn toàn không có rừng. Từ cái sai đó, Sở đã tham mưu nội dung kết luận về vấn đề này tại văn bản số 4202/UBND-NL2 ngày 21/8/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh là chưa phù hợp.
Kết quả soát xét cũng cho thấy, trước đó, trong khi thực hiện các thủ tục cấp mỏ cho Cty XD Hà Tĩnh, các Sở TNMT và Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh đã tắc trách, thiếu sự phối hợp đồng bộ. Hậu quả là đã xác định sai vị trí trong việc giao đất khai thác mỏ cho doanh nghiệp- đáng lẽ giao mỏ ở vị trí khoảnh “khoảnh 1A tiểu khu 279” (nằm trong khu vực 20 ha rừng sản xuất, không cấm hoạt động khoáng sản) lại giao sang vị trí “khoảnh 2 tiểu khu 279” là đất rừng phòng hộ. 
Sau này, khi hậu quả đã xảy ra, các sở này còn bao biện, đổ lỗi cho nhau. Phía Sở TN-MT cho rằng, “việc xác định đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất, khoảnh, tiểu khu trên diện tích khảo sát, cấp phép cho Cty CPXD I Hà Tĩnh thuộc trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và PTNT”. 
“Vị trí khu đất Công ty xin khảo sát thăm dò mở rộng tại biên bản kiểm tra thực địa lập ngày 8/7/2010, đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Hà đã xác định thuộc khoảnh 1A, tiểu khu 279, đối tượng quy hoạch rừng sản xuất”. Đại diện Sở TN-MT cũng cho biết: Trước khi trình UBND tỉnh cấp phép khai thác cho Cty, Sở TN-MT đã có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và PTNT xin ý kiến. Sở Nông nghiệp và PTNT có văn bản số 599 ngày 7/3/2011 trả lời, tiếp tục khẳng định: “Khu vực Cty CP XD I Hà Tĩnh xin mở rộng mỏ đá xây dựng thuộc khoảnh 1A, tiểu khu 279, đối tượng quy hoạch rừng sản xuất”. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có tới 06 đoàn thanh tra chuyên nghành, 02 cuộc thanh tra của Tĩnh, 17 cuộc họp, 50 văn bản giải trình kêu cứu trong 2 năm.
Tuy nhiên, nỗi khổ sở cũng như câu chuyện bất công đối với doanh nghiệp của ông Trọng chưa dừng lại ở đây. 
Báo BVPL sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc…
PV
.