Chuốc họa vì mua hàng hiệu trực tuyến
Cập nhật lúc 00:14, Thứ năm, 16/07/2015 (GMT+7)
Đặt mua một cái túi xách với giá 41 triệu đồng từ trang web https://www.facebook.com/phuonghosieuthihangmy do bà Hồ Thị Hồng Phương quản lý, khách hàng đặt cọc 11 triệu đồng, hẹn 2 tuần giao hàng rồi trả đủ tiền. Sau gần 1 tháng chờ đợi, khách hàng được hẹn ra quán cà phê để nhận túi xách đã đăng ký. (thương mại điện tử, trốn thuế, hàng Mỹ, bán hàng qua mạng)
(BVPL) - Đặt mua một cái túi xách với giá 41 triệu đồng từ trang web https://www.facebook.com/phuonghosieuthihangmy do bà Hồ Thị Hồng Phương quản lý, khách hàng đặt cọc 11 triệu đồng, hẹn 2 tuần giao hàng rồi trả đủ tiền. Sau gần 1 tháng chờ đợi, khách hàng được hẹn ra quán cà phê để nhận túi xách đã đăng ký.
Theo ông Ân, hàng quảng cáo thì có tem, nhãn, nguồn gốc hoặc nhìn là biết hàng tốt nhưng khi nhận hàng thì chẳng có hóa đơn, chứng từ gì chứng minh cả.
“Tôi nghĩ người tiêu dùng hãy lấy sự việc của chúng tôi làm một bài học. Cần tìm hiểu kỹ người bán, sản phẩm trước khi mua, tốt nhất là nhận hàng rồi mới trả tiền. Đừng dại dột như chúng tôi để rồi tiền mất tật mang”, ông Ân chia sẻ.
Mặc dù, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử, các mạng xã hội (facebook, twitter…) cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ… nhưng phải tiến hành thủ tục đăng ký dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Bà Phương đã thực hiện các trách nhiệm, nghĩa vụ nói trên khi mở siêu thị hàng Mỹ trên facebook?
Tại Điều 16, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa có quy định về “Nghĩa vụ của người bán hàng” như sau: Phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa... Kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các tài liệu liên quan đến chất lượng hàng hóa. Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa cho người mua. Hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người mua trả lại. Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 11, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định: “Cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Với diễn biến của sự việc và đến thời điểm hiện nay bà Phương vẫn chưa hoàn trả số tiền 11.000.000 đồng đặt cọc cho khách hàng, có thể nói bà Phương đang vi phạm nhiều quy định của pháp luật.
Nhóm phóng viên điều tra
.