Viên CS choáng váng khi bị "vạch mặt": "Ông tới đây vì các vụ án năm 1974?".
Vậy là, sau 30 năm, các thám tử đã có DNA của hung thủ sát hại Lois Petrie. Giờ việc họ cần làm là so sánh kết quả này với DNA của nghi can số 1: Andrew Lancaster. Mọi việc tưởng chừng như đơn giản nhưng vẫn còn một trở ngại khác khiến kẻ thủ ác có thể được tự do.
Gian nan tìm cách lấy DNA của nghi can
Năm 1975, khi cô con dâu tương lai của Lancaster là Jeanette lần đầu tới đồn cảnh sát báo về lời thú tội bất ngờ của y, tất cả đều không có đủ bằng chứng để bắt giữ Lancaster, lúc đó 49 tuổi và đang làm nghề lái xe.
28 năm sau, vào mùa xuân 2003, cảnh sát đã có 2 nhân chứng và một kết quả DNA của nam giới được phục hồi lại từ mẫu tang vật để lại trong âm hộ nạn nhân.
Điều Bengtson và Flores cần làm là lấy được DNA của nghi can, so sánh với kết quả lấy từ nạn nhân Lois Petrie. Trở ngại là họ không có mẫu DNA của Lancaster.
Về cơ bản, có 4 cách để các thám tử có thể lấy DNA của nghi can. Một là từ hồ sơ tù nhân. Từ những năm 1990, hệ thống nhà tù của nhiều quốc gia có lưu trữ mẫu DNA của tất cả các tù nhân. Tuy nhiên, Lancaster chưa bao giờ bị bắt nên cách này không thể sử dụng.
Cách thứ hai là cần có giấy phép của tòa án. Tuy nhiên trong trường hợp của Petrie, theo tòa án Los Angeles, chỉ dựa trên lời khai của hai nhân chứng nghe Lancaster thú tội trong một giây phút bốc đồng nào đó thì không đủ điều kiện cấp giấy phép.
Lập kế hoạch
Việc Lancaster chưa bao giờ đi tù và tòa án từ chối không cấp giấy phép đã khiến Bengtson và Flores chỉ còn lại hai lựa chọn. Họ có thể yêu cầu Lancaster đồng ý kiểm tra DNA hoặc có thể sử dụng một mẹo pháp lý để lừa hắn để lại mẫu DNA.
Và họ đã sử dụng cách cuối cùng.
“Chúng tôi không muốn đánh động ông Lancaster vì sợ nghi can này sẽ bỏ trốn khỏi nơi cư trú”. Bengtson cho biết.
Để có được DNA của Lancaster, Flores đã nhờ tới một trong những người bạn của mình là Robert Dinlocker, làm việc tại trung tâm nghiên cứu tội phạm LAPD.
Cả nhóm nghiên cứu chọn ra vật liệu tốt nhất để bảo tồn DNA trong môi trường bình thường. Đó có thể là một chiếc cốc bằng nhựa cứng hoặc bằng xốp.
Lúc này Lancaster đã chuyển tới sống cùng một người bạn ở Torrance, nằm giữa khu ngoại ô L.A và San Pedro.
Sau khi biết nơi ở của Lancaster, nhóm thám tử quyết định cử một người là Dinlocker tiếp cận và cố gắng lấy được DNA của nghi can. Dinlocker sẽ làm việc này bằng cách tạo ra một tình huống hoàn toàn tự nhiên ở 1 nơi công cộng, trong đó Lancaster sẽ tự nguyện cho phép lấy và để lại mẫu DNA của mình.
Tháng 6/2003, Dinlocker sắp xếp “cuộc gặp” trong một cửa hàng bánh. Lúc này Lancaster đang ở trong đó, uống cà phê và thưởng thức một chiếc bánh.
Thám tử Dinlocker tiếp cận làm quen và ngồi nói chuyện với Lancaster. Ông kể đang điều tra một nhóm trộm đã ăn cắp ô tô, trong đó có 1 chiếc nhẫn quý giá ở Torrance và hỏi ông già xem có biết ai tình nghi hay không.
Câu trả lời của Lancaster khiến viên thám tử vô cùng ngạc nhiên và bất ngờ:
“Tôi nghĩ ông ở đây để điều tra về mấy vụ án xảy ra năm 1974 ở San Pedro”.
Dường như Lancaster đều biết rất rõ mọi động thái của cảnh sát. Ông già 77 tuổi vẫn thừa minh mẫn khi thú tội với 2 cô con dâu. Mọi việc sẽ tiếp tục thế nào? Mời các bạn đón đọc Lời thú tội bí ẩn sau 35 năm (Kỳ cuối) vào SÁNG SỚM ngày 30/10/2013.
Theo Khampha.vn