Người đàn ông cô độc này chết trong một cái chòi canh nương rách nát giữa rừng già, cách trung tâm xã gần hai ngày đường cuốc bộ. Khi người đi rừng phát hiện ra thì ông đã chết hơn tuần, xác phân hủy bốc mùi tanh cả góc rừng.
 


Gạo hết, cá khô cũng hết, anh đào sắn mọc dại ngoài nương hết ăn nướng lại ăn luộc. Rỗi rãi ra suối lật đá bắt cua nấu với mầm măng, mầm giang hoặc rau tàu bay, thứ rau rất sẵn trong những cánh rừng Tây Nguyên.

Đôi lúc cũng thèm thịt thú rừng lắm, thấy con mang (hoẵng) nhởn nhơ uống nước bên suối cũng giương súng lên, nhưng rồi lại không đủ can đảm để bóp cò.

4 tháng điều tra, 4 tháng sống trong cảnh không đèn đóm, đêm đen như mực, ngày lúc nào cũng lờ mờ, âm u. 4 tháng đi khắp cánh rừng, khắp địa bàn, gặp rất nhiều đối tượng nằm trong diện nghi ngờ, song kết quả vẫn là con số không. Cái chết của người đàn ông cô độc giữa rừng vẫn là nỗi ám ảnh không dứt trong anh suốt mấy năm nay.

Đối với những chiến sĩ công an điều tra, đặc biệt là các điều tra viên ở Công an tỉnh Đắk Lắk, rừng là nỗi ám ảnh khủng khiếp. Thiếu tá Bịch sau bao nhiêu năm lội rừng đằng đẵng, mới đây cơ quan đã ưu tiên cho một công việc nhàn nhất đối với người công an điều tra: điều tra án trên hồ sơ. Điều đó có nghĩa là cả ngày anh chỉ vùi đầu vào đống hồ sơ, không phải đi đâu nữa.

Tuy nhiên, lâu nay thiếu tá Bịch lại thấy buồn, vì anh nhớ rừng quá, thèm được một chuyến đi rừng thật đã. Đôi chân lâu lâu không được đi rừng cứ thấy ngứa ngáy.

Giờ đây, thay anh trong việc đi rừng là hai chục chiến sĩ trẻ, hai chục điều tra viên của PC14. Nhưng rừng giờ còn mấy đâu mà lội, lâm tặc đã phá sạch trơn sạch trốc hết rồi.

 

Theo VTC

.