Đó là nhận định của Ngân hàng Nhà nước đối với tình hình cho vay vốn trên địa bàn trong năm 2015.

Theo đó, tổng dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2015 đạt 1.234.816 tỷ đồng, tăng 15,5% so với cuối năm 2014. Trong đó, dư nợ tín dụng bằng VNĐ đạt 1.096.999 tỷ đồng, chiếm 88,8% trong tổng dư nợ tín dụng và tăng 21,44% so với cuối năm 2014. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 137.817 tỷ đồng, chiếm 11,2% trong tổng dư nợ và giảm 16,23% so với cuối năm 2014.

Trong năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đánh giá tình hình cho vay vốn trên địa bàn có những điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, tín dụng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua, tăng 15,6%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2014 là 12,06%; năm 2013 là 9,04%; năm 2012 là 11,97% và năm 2011 là 7,74%.

Diễn biến này được đánh giá do những chuyển biến tích cực từ kinh tế vĩ mô, từ hoạt động của doanh nghiệp và các thị trường đã tốt hơn nhiều so với những năm trước đây và hiệu quả của chính sách tiền tệ, tín dụng và lãi suất tiếp tục phát huy tác dụng.
 

Tổng dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2015 đạt 1.234.816 tỷ đồng, tăng 15,5% so với cuối năm 2014.
Tổng dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2015 đạt 1.234.816 tỷ đồng, tăng 15,5% so với cuối năm 2014.


Thứ hai, tín dụng tiếp tục tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Dư nợ cho vay lĩnh vực này hiện nay chiếm khoảng 80% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn.

Trong đó, dư nợ 5 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên bao gồm: xuất khẩu, nông nghiệp và nông thôn; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 56% trong tổng dư nợ tín dụng. Riêng cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng đối với 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên với lãi suất ưu đãi không quá 7%/ năm đạt 142.897 tỷ đồng.

Thứ ba, tín dụng trung dài hạn tăng cao và chiếm tỷ trọng cao hơn tín dụng ngắn hạn. Dư nợ tín dụng trung dài hạn cuối năm 2015 đạt khoảng 711.116 tỷ đồng, tăng 28,7% và chiếm và chiếm 57,6% trong tổng dư nợ tín dụng. Đây là tình hình khác biệt so với nững năm trước đây, tín dụng trung dài hạn luôn chiếm khoảng 45% và có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tín dụng ngắn hạn.

Thứ tư, tín dụng ngoại tệ giảm mạnh. So với cuối năm 2014, tín dụng ngoại tệ giảm 16,23%. Nguyên nhân chính của tình hình này chủ yếu là yếu tố giá. Theo đó tỷ giá trong năm 2015 tăng cao, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã chủ động điều chỉnh giảm dư nợ vay ngoại tệ để giảm thiểu rủi ro do yếu tố tỷ giá.

Tuy nhiên, nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp vẫn được đảm bảo đáp ứng thông qua giao dịch mua-bán ngoại tệ của các NHTM cho các doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Diễn biến này là tích cực và phản ánh hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá và lãi xuất của Ngân hàng Trung ương.

 

Theo Người đưa tin

.