Các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty cho vay với lãi suất cao ngất ngưởng cũng bước vào cuộc đua khuyến mại.

 


Trong chương trình khuyến mại khủng 50 tỷ đồng mà đơn vị này đưa ra, khách hàng vẫn phải chịu lãi suất siêu “cắt cổ” dù có tài sản thế chấp. Theo đó, khách hàng vay trên 300 triệu đồng sẽ được hưởng lãi suất “thấp”, “chỉ” 0,12%/ngày, tương đương 43,8%/năm, khách vay trên 1 tỷ sẽ trả lãi suất 0,1%/ngày, tương đương 36,5%/năm.

Vay tại các đơn vị như thế này, khách hàng vừa phải có tài sản thế chấp, vừa phải chịu lãi suất cao hơn rất nhiều so với gói vay tín chấp tại ngân hàng (dù lãi suất tại ngân hàng vốn đã rất cao). Tuy nhiên, ưu điểm ở đây chính là thủ tục siêu tốc, chỉ cần đầy đủ giấy tờ, hiện vật, khách có thể vay ngay lập tức.

Anh Ngạn (Hưng Yên), người đến tìm hiểu thủ tục vay vốn tại Cho vay tiền trong chiều 3/6 chia sẻ dù rất cần tiền nhưng anh chưa dám quyết có nên “gửi gắm” sổ đỏ tại đây để đổi lấy 320 triệu đồng, số tiền anh đang rất cần hay không. Anh vừa lo lãi suất cao, vừa lo tính pháp lý của những đơn vị cho vay nặng lãi.

“Vay tiền ở đây thì dễ nhưng tôi lo lắm. Chỉ sau hơn 2 năm vay vốn, tôi phải trả gần gấp đôi số tiền mình vay. Nếu không may chưa có tiền trả nợ, tôi sẽ mất trắng ngôi nhà hơn 500 triệu đồng” - Anh Ngạn băn khoăn.

Rủi ro cao, lãi suất “cắt cổ”

Hiện tại, cho vay tín chấp đang có mức lãi suất cao hơn lãi suất cho vay thế chấp. Tuy nhiên, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng khẳng định vay tín chấp là một trong các cách thông đầu ra cho tín dụng. Vấn đề là lãi suất cao bao nhiêu thì hợp lý.

Lãi suất cao bao nhiêu tùy thuộc vào mức độ rủi ro của tín dụng. Nói chung lãi suất là hạng số của rủi ro. Theo ông Hiếu, rủi ro cao thì lãi suất cao, rủi ro thấp thì lãi suất thấp. Bên cạnh đó, lãi suất còn phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng.

Ông Hiếu cho biết thêm vay tín chấp dựa vào lòng tin, không có tài sản đảm bảo. Có nghĩa khách hàng doanh nghiệp vay tín chấp là phải có sức khỏe tài chính tôt. Tất cả các chỉ tiêu vốn, thanh khoản, lợi nhuận, doanh thu, thị trường rất tốt, báo cáo tài chính được kiểm toán.

Với công ty có sức khỏe tài chính tốt, báo cáo minh bạch thì rủi ro thấp. Nếu rủi ro thấp thì lãi suất thấp. Thành ra không phải lúc nào vay tín chấp cũng có lãi suất cao hơn vay thế chấp. Để đạt được lãi suất thấp, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về tín dụng hết sức ngặt nghèo.

Ông Hiếu đánh giá mức lãi suất vay tín chấp từ 21% đến 36%/năm là quá cao. Nhưng có lẽ cũng cần xem xét lại. Với những khách hàng có độ rủi ro cao, ngân hàng phải áp dụng lãi suất cao.

Nếu là khách hàng cá nhân, theo ông Hiếu, đó không phải là quá cao vì khách hàng cá nhân có rủi ro cao, số tiền vay nhỏ. Vì vậy, cho vay tín chấp cá nhân thường có lãi suất cao hơn so với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, dù là khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp, lãi suất gần 55% đúng là “cắt cổ”.
 

Theo Bảo Linh
VTC

.