Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, cuối 2014, nợ xấu trên toàn hệ thống còn 3.25%. Tuy nhiên, trên nhiều diễn đàn vẫn có ý kiến cho rằng con số này chưa thuyết phục và đặt câu hỏi về những số liệu nợ xấu khác nhau trước đây.

 


Lý do thứ 2 khiến nợ xấu giảm, VAMC đã mua vào gần 150.000 tỉ đồng. Mặc dù xử lý chưa được bao nhiêu nhưng đã có một khoản lớn được tách ra, khiến bảng cân đối của các NH sạch hơn.

Bên cạnh đó là viêc NH phối hợp với DN để tái cấu trúc lại nợ theo Quyết định 780. Cách làm này đã giúp tai cấu trúc được khoảng 258.000 tỷ đồng tức là gần 13 tỉ USD là con số cực lớn .

“Nợ xấu có xu hướng giảm khá nhanh kể từ 2011 đến giờ do 3 nguyên nhân trên”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Theo ông Trương Văn Phước thì chưa cần nhìn vào hệ thống hạch toán, hệ thống thống kê, mẫu biểu nhưng vẫn có thể biết một cách tương đối chính xác về tiến độ xử lý và nợ nợ xấu. Nếu không trích lập dự phòng rủi ro thì năm 2014 so với 2013, các tổ chức tín dụng sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận 4,62%. Nhưng vì xử lý nợ xấu, các tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng rủi ro về tín dụng, do đó, lợi nhuận 2014 đã giảm 25,8% so với 2013.

Điều đó chứng tỏ trên 30% lợi nhuận của hệ thống ngân hàng trong 2014 đã được sử dụng để xử lý nợ xấu. Nôm na là, nếu một người không mua thuốc chữa bệnh, sẽ dư ra ít tiền nhưng vì phải mua thuốc chữa bệnh nên thu nhập sụt giảm so với năm ngoái.

“UBGSTC QG thấy rằng, trong các năm 2013 và 2014, NHNN cùng các TCTD đã tích cực sử dụng hàng loạt biện pháp trích lập dự phòng, cấn nợ, xiết nợ và bán cho VAMC nên tỷ lệ nợ xấu đã giảm rất mạnh. Đó là một thực tế phải thừa nhận”, ông Phước nhấn mạnh.
 

Theo Vietnamnet

.