Vượt qua Vietcombank về tổng tài sản nên BIDV cũng trả lương lãnh đạo cao hơn Vietcombank.
 


Lương bình quân của sếp BIDV cao hơn sếp Vietcombank. Trung bình, mỗi lãnh đạo cấp cao tại của Vietcombank nhận 1,2 tỷ đồng/người/năm, tương ứng 100 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, mức chênh lệch này không quá lớn.

Trong khi đó, Ban kiểm soát "nghèo" hơn một chút khi 3 sếp của ban "chỉ" nhận được 2,57 tỷ đồng trong năm 2013. Như vậy, trung bình mỗi sếp Ban Kiểm soát có thu nhập 883,3 triệu đồng/người/năm, tương đương 73,6 triệu đồng/người/tháng.

Theo BIDV, thù lao dành cho các lãnh đạo trong Ban Kiểm soát chiếm 14,87%/tổng mức thù lao được hưởng của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Chi phí hoạt động của Ban Kiểm soát được thực hiện theo cơ chế chung của BIDV.

Hội đồng quản trị đề xuất giữ nguyên mức thù lao cho Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát trong năm 2014 dựa trên cơ sở nhân sự không đổi. Nếu nhân sự thay đổi, quỹ lương sẽ được điều chỉnh theo.

Cổ tức 2014 vẫn khiêm tốn

Ngân hàng được xem là một trong những ngành "hot" nhưng trả cổ tức thấp. Mặc dù lãnh đạo BIDV có được khoản thu nhập khủng nhưng cổ đông lại nhận về phần khiêm tốn. Năm 2013, BIDV trả cổ tức tỷ lệ 8,5%. Sang năm 2014, BIDV dự kiến tỷ lệ cổ tức dao động từ 8% tới 9%.

Với cổ tức khiêm tốn như vậy, các lãnh đạo BIDV cũng không có nhiều thu nhập thêm từ cổ phiếu BIDV. Cụ thể, với 103.000 cổ phiếu BIDV, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV nhận 87,6 triệu đồng. Ông Phan Đức Tú, Tổng giám đốc BIDV thậm chí còn hưởng ít hơn khi chỉ thu về 27,9 triệu đồng.

Cũng trong tài liệu phục vụ Đại hội cổ đông, BIDV đề xuất một số chỉ tiêu khác ngoài cổ tức. Theo đó, dự kiến lợi nhuận trước thuế đạt 6.000 tỷ đồng, tăng trưởng vốn huy động là 13%, tăng trưởng tín dụng 13%, phấn đấu 16% trên cơ sở chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước,...

BIDV có tờ trình cổ đông kế hoạch bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Theo kế hoạch, Hội đồng quản trị trình cổ đông thông qua việc lựa chọn 1 nhà đầu tư chiến lược và/hoặc 1 nhà đầu tư tài chính.

Ngân hàng sẽ phát hành thêm cổ phần để bán cho nhà đầu tư được lựa chọn sao cho tổng mức sở hữu của khối ngoại không vượt quá 30% vốn điều lệ BIDV sau khi phát hành thêm cổ phiếu. Giá bán cho nhà đầu tư ngoại sẽ xác định theo phương thức thỏa thuận.

Để thực hiện kế hoạch phát hành này, BIDV cũng xin cổ đông thông qua việc cổ đông hiện hữu của BIDV từ bỏ quyền ưu tiên mua trong đợt chào bán cổ phần cho đối tác nước ngoài.
 

Theo VTC News

.