Cũng như nhiều mặt hàng khác, thị trường xe đạp điện cũng bị quấy nhiễu bởi hàng giá rẻ từ Trung Quốc với giá cả mập mờ, phụ tùng rởm mà không ít người mua chỉ sau khi vác xe mới mới “tá hỏa” vì bị mắc bẫy.
 

 

Hiện nay, hầu hết các cửa hàng xe đạp điện đều kinh doanh theo kiểu “thập cẩm” để đa dạng hóa sản phẩm và đem đến cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn với vài thương hiệu xe khác nhau. Có điều, những sản phẩm được sản xuất trong nước và của các thương hiệu uy tín như Honda, Yamaha lại không được nhiều người mua quan tâm vì giá của chúng khá đắt, dao động từ 8-20 triệu đồng/chiếc. Vì vậy, người bán thường đưa một số dòng xe giá rẻ hơn, thậm chí chúng có thể được dán mác các thương hiệu nổi tiếng.
 
Tuy nhiên, trên thực tế, chúng thực chất là hàng được gia công tại Trung Quốc với chất lượng kém và được đưa vào Việt Nam qua nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu lách qua các cửa khẩu như Lạng Sơn hay mua linh kiện về lắp ráp trong nước. Ước tính, chỉ riêng năm 2013, Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 150.000 chiếc xe đạp điện và phần lớn số xe này có xuất xứ từ Trung Quốc.
 
Khi được hỏi, một số chủ đại lý đã không ngần ngại thừa nhận chúng chỉ được dán mác thương hiệu nổi tiếng chứ thực tế là hàng Trung Quốc nên mới có giá rẻ như vậy. Mức giá xe nhập từ Trung Quốc thường không có con số niêm yết chính thức nên rất mập mờ. Vì vậy, bề ngoài chúng được chào bán với giá vài triệu đồng, có khi tương đương với hàng chính hãng, nhưng giá đầu vào có thể chỉ từ 2-3 triệu đồng, thậm chí còn rẻ hơn nhiều.
 
Cũng vì lý do trên mà xe đạp điện Trung Quốc thường chỉ dùng được từ 8 tháng – 1 năm là đã hỏng và người dùng thường xuyên phải đem đến các cửa hàng sửa chữa. Một người chuyên sửa xe đạp điện ở TP.HCM cho biết xe có nguồn gốc Trung Quốc chủ yếu bị hỏng 3 bộ phận là ắc quy, bộ điều khiển và động cơ.
 
“Nước đến chân mới nhảy”, chỉ sau khi thị trường xe đạp diện đã loạn rồi thì các cơ quan chức năng mới tuyên bố siết chặt quản lý và đề ra vô số tiêu chuẩn như yêu cầu các xe phân phối phải được dán tem nhập khẩu kể từ ngày 1/1/2014. Tuy nhiên, theo một người nhiều năm trong lĩnh lực kinh doanh mặt hàng này, người bán vẫn có thể lách luật bằng cách đưa xe nhập lậu vào danh sách hàng tồn kho trước thời điểm nói trên.
 
Muôn cách để kiếm lời
 
Không những kinh doanh xe đạp Trung Quốc chất lượng kém, người bán còn nghĩ ra nhiều chiêu khác để kiếm lời. Do xe đạp điện chính hãng nhập khẩu thường phải chịu thuế suất cao nên một số đơn vị kinh doanh đã tìm cách nhập linh kiện và phụ tùng về để lắp ráp trong nước.
 
Một số khác còn có kiểu ‘lập lờ đánh lận con đen’ bằng cách thay đổi loại pin kém chất lượng và giá rẻ hơn để ăn chênh lệch. Tùy vào kiểu pin mà giá trị của một chiếc xe có thể thay đổi đáng kể từ vài trăm tới cả triệu đồng. Có điều, sự khác biệt này không dễ nhận biết mặc dù chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ bộ lưu trữ điện của xe. Trên thực tế, đa số những xe dùng pin “rởm” có thể chỉ dùng tốt từ vài tháng đến 1 năm nhưng các đại lý vẫn quảng cáo là chúng có tuổi thọ từ 3-5 năm. Bằng cách đó, người bán không những có thể bán xe với mức lời cao hơn mà còn sau này còn ‘kiếm’ được nhờ việc thay thế phụ tùng.
 
Chưa dừng lại ở đó, để nhanh chóng bán được xe, không ít người kinh doanh còn cố tính điều chỉnh khả năng hoạt động của sản phẩm để nịnh nhưng thực chất lại là lừa khách hàng. Chẳng hạn, quy định chỉ cho phép xe đạp điện có tốc độ tối đa là 25 km/h nhưng để “ghi điểm” với khách hàng, nhiều xe đã được điều chỉnh để có thể đạt vận tốc
 

Theo Sống mới