leftcenterrightdel
Lực lượng chức năng cho biết, hàng hóa đều không có hóa đơn chứng từ. 

Theo ông Nguyễn Kỳ Minh, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục, Tổ trưởng Tổ công tác 368, lực lượng chức năng đã rất vất vả để trinh sát và bắt giữ kho hàng này bởi đối tượng vi phạm chủ yếu sử dụng mạng xã hội để chào bán và dịch vụ chuyển phát để vận chuyển hàng hóa.

Hàng chục tài khoản với các tên gọi khác nhau như:  The Queen Shop; Trang Anna (The Queen); Dung Vũ (Boss The Queen); The Queen – Chuyên túi VIP; Dương Vũ Xuân; The Queen – Đại Dương – Sỉ lẻ túi xách; Kho Túi xách – Hàng Quảng Châu… được thay nhau sử dụng để né tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng và đơn vị vận chuyển khi bị tố cáo và chặn tài khoản vì vi phạm.

Đặc biệt, thủ đoạn tinh vi đó là đối tượng sử dụng một cửa hàng trung gian tại Hà Nội làm địa chỉ giới thiệu sản phẩm nhưng thực chất, cửa hàng này không hề chứa bất cứ sản phẩm nào. Toàn bộ hàng hóa được chứa trữ tại kho hàng tại địa chỉ thôn Đại Lại, xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

leftcenterrightdel
Theo ước tính, có tới 20.000 – 30.000 sản phẩm vi phạm được tàng trữ tại kho và chủ yếu là túi xách nhái thương hiệu. 

Theo ước tính, có tới 20.000 – 30.000 sản phẩm vi phạm được tàng trữ tại đây. Chủ yếu là túi xách nhái thương hiệu Hermès, LV, Chanel. Lực lượng chức năng phải dùng tới 10 xe 3,5 tấn mới có thể di chuyển hết số hàng hóa vi phạm tại kho hàng này. Lô hàng vi phạm ước trị giá khoảng 6 tỉ đồng.

Đặc biệt, đối tượng không có bất cứ giấy tờ nào chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của hàng hóa được xuất trình tại thời điểm lực lượng chức năng ập đến kiểm tra.

Hiện Tổ 368, Tổng cục QLTT đang phối hợp với các lực lượng chức năng tạm giữ và niêm phong toàn bộ số hàng hóa vi phạm để mở rộng điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định.

Minh Nhật