Nhiều công ty nhập hàng Trung Quốc về rồi gắn mác của mình vào để bán.



Nhiều công ty muốn tồn tại đã tận dụng lợi thế mua sản phẩm do Trung Quốc sản xuất sau đó gắn mác của mình và làm người tiêu dùng lầm tưởng đó là hàng chính công ty trong nước. Như vậy không phải tốn công đi mua nguyên vật liệu từ Trung Quốc sau đó gia công với chi phí cao làm giá thành sản xuất trong nước lớn hơn là nhập từ Trung Quốc.

Doanh nghiệp im lặng vì sợ mất uy tín

Đại diện Công ty Nhựa Bình Minh cũng bức xúc không kém, cho biết công ty cầu cứu khắp nơi nhưng đã hơn bốn năm vẫn chưa giải quyết được. Dù phát hiện đơn vị bán hàng giả nhãn hiệu và đã xác định rõ ràng là hàng giả, có đầy đủ giấy tờ chứng minh.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Văn phòng đại diện Cục SHTT TP.HCM, cho biết một trong những nguyên nhân làm tình trạng này chưa giảm là do nhiều DN sản xuất không quan tâm đến việc bảo vệ thương hiệu, các giải pháp công nghệ bảo vệ SHTT. Nhiều DN không mặn mà tham gia các chương trình Nhà nước hỗ trợ DN đăng ký bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu. Có trường hợp cơ quan chức năng phát hiện hàng nhái, hàng giả, mời DN cùng phối hợp nhưng DN không nhiệt tình vì sợ tốn chi phí, cũng như uy tín thương hiệu bị ảnh hưởng.

Để hạn chế hàng giả, hàng nhái, nhiều ý kiến nêu ra vấn đề là DN cần nhận thức bảo vệ quyền SHTT là bảo vệ tài sản cho mình, cơ quan nhà nước chỉ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tất cả DN đều được hưởng quyền lợi, chính sách pháp luật như nhau. Đồng thời, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, DN và người tiêu dùng.
 

Theo PL TPHCM

.