Trong đó, lực lượng Quản lý thị trường đã trực tiếp xử lý 406 vụ, chuyển cơ quan điều tra 02 vụ, tiền phạt vi phạm là trên 2,5 tỷ đồng.
Có thể thấy, việc lực lượng QLTT đã và đang triển khai có hiệu quả những yêu cầu đặt ra về việc kiểm tra, xử lý mặt hàng đồng hồ giả mạo nhãn hiệu Thuỵ Sỹ, đem lại các kết quả tích cực, góp phần đẩy lùi đáng kể tình trạng công khai bán hàng giả trên thị trường.
|
|
Trên 15.000 chiếc đồng hồ nhái các nhãn hiệu nổi tiếng của Thụy Sỹ bị tịch thu trong 9 tháng đầu năm 2019 |
Cụ thể, tại tỉnh Khánh Hoà- nơi triển khai đầu tiên Chuyên đề này với việc đồng loạt kiểm tra 10 điểm kinh doanh tại TP Nha Trang, thu giữ 2.103 chiếc đồng hồ giả thương hiệu Thụy Sỹ các loại, chuyển 02 vụ sang cơ quan công an điều tra. Tiếp đó, Cục QLTT TP Đà Nẵng đã kiểm tra đồng loạt 6 vụ, thu giữ 1.288 chiếc. Ngoài ra, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh kiểm tra 49 vụ, thu giữ 1.178 chiếc. Cục QLTT TP Hà Nội kiểm tra 19 vụ, thu giữ 1.102 chiếc và đặc biệt là Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh đã kiểm tra 109 vụ, thu giữ trên 3.000 chiếc đồng hồ.
Tuy nhiên, công tác chống hàng giả, hàng nhái gặp nhiều khó khăn, hạn chế, trong khi hiện nay, các đối tượng vi phạm sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi gây khó khăn cho lực lượng chức năng nói chung: không có địa điểm kinh doanh cụ thể, chỉ chốt đặt hàng từ khách hàng rồi mới giao hàng; bán hàng qua môi trường thương mại điện tử…gây khó khăn trong việc phát hiện nơi kinh doanh hoặc kho chứa trữ hàng hóa của các đối tượng này để xử lý do những vi phạm liên quan đến sở hữu trí tuệ vốn đã phức tạp và khó khăn thì những vi phạm trong thương mại điện tử còn “tinh vi” và phức tạp hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, việc triển khai, phối hợp tại nhiều địa phương chưa được thực hiện đồng loạt dẫn đến việc kiểm tra, xử lý chưa đạt hiệu quả cao. Một số địa điểm, cơ sở kinh doanh đối phó bằng cách tạm đóng cửa không hoạt động kinh doanh hoặc sử dụng các phương thức kinh doanh trên thương mại điện tử để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng.
Hơn nữa, do tâm lý chuộng hàng hiệu giá rẻ của người tiêu dùng. Nhận thức của người tiêu dùng về đấu tranh, ngăn chặn hàng giả tại nhiều nơi còn nhiều hạn chế, nhất là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Ngoài ra, một số đại diện chủ thể quyền do bị giới hạn về nguồn lực nên gặp nhiều thách thức, khó khăn trong việc đồng hành, phối hợp cùng lực lượng chức năng trong công tác phòng chống hàng giả.