Sản phẩm 'made-in' Việt Nam mang lại nhiều lợi ích
Cập nhật lúc 11:35, Thứ sáu, 14/11/2014 (GMT+7)
Chiều 13/11, Ban Giám khảo Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2014 đã thực hiện chuyến khảo sát thực tế sản phẩm lọt vòng chung khảo "Hệ thống thanh toán đa dịch vụ tại quầy (PAY POST)" và "BOMCHAT- gọi điện HD miễn phí". ( 'made-in' Việt Nam, sản phẩm, lợi ích)
Chiều 13/11, Ban Giám khảo Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2014 đã thực hiện chuyến khảo sát thực tế sản phẩm lọt vòng chung khảo “Hệ thống thanh toán đa dịch vụ tại quầy (PAY POST)” và “BOMCHAT- gọi điện HD miễn phí”.
Với sản phẩm này, Tiến sĩ Lịch cho rằng, nhóm cần sử dụng công cụ test chất lượng để có sở cứ so sánh thực tế với các ứng dụng có tính năng tương tự như Viber, Zalo…từ đó nêu bật được tính năng nổi trội trong sản phẩm của mình. Ngoài ra, nhóm cũng cần hoàn thiện sản phẩm hơn nữa, đầu tư server, quảng cáo để tăng lượng người dùng, tỉ lệ người dùng còn sử dụng sản phẩm này (tỉ lệ giữ) thấp, điểm này khá quan trọng đối với một dịch vụ OTT. Giao diện sản phẩm cũng cần mang lại cho người dùng cảm giác thân thiện. Tiến sĩ Lịch cũng ví dụ trường hợp WhatApp - một ứng dụng nhắn tin miễn phí trên smartphone, có thiết kế siêu đơn giản và mở rộng người dùng theo hình thức tự lan truyền, đầu tư 500 nghìn USD nhưng bán lại cho Facebook với giá lên tới 19 tỷ đồng. Do đó, các sản phẩm OTT mang tính xã hội nhiều hơn và người dùng càng lớn càng tốt cho sản phẩm phát triển.
Về những góp ý của đại diện Ban Giám khảo NTĐV 2014 khi đi thị sát, anh Đậu Ngọc Huy, trưởng nhóm tác giả BOMCHAT cũng thừa nhận rằng, khả năng cạnh tranh của BOMCHAT tại Việt Nam khá khó và nhóm đang xúc tiến hợp tác với Nhật Bản để mang tới các thị trường tiềm năng hơn.
Theo VnMedia
.