Rùng mình với đường thốt nốt… đểu
Cập nhật lúc 10:41, Thứ hai, 13/05/2013 (GMT+7)
Không chỉ sử dụng chất bảo quản, chất tẩy trắng trong tình trạng “ba không” (nhãn mác, xuất xứ và hạn sử dụng), tại nhiều lò chế biến, người ta còn pha trộn nhiều nguyên liệu khác để tạo đường thốt nốt. Điều đáng lo, nạn chế biến “đểu” đang ngày càng phổ biến. Báo Bảo vệ Pháp luật điện tử, Cơ quan của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Không chỉ sử dụng chất bảo quản, chất tẩy trắng trong tình trạng “ba không” (nhãn mác, xuất xứ và hạn sử dụng), tại nhiều lò chế biến, người ta còn pha trộn nhiều nguyên liệu khác để tạo đường thốt nốt. Điều đáng lo, nạn chế biến “đểu” đang ngày càng phổ biến.
Phụ gia: Dễ mua hơn rau
“Bán cho một bọc tẩy”, chúng tôi vừa dứt lời ông Chau Pôu, chủ một cơ sở thu gom đường thốt nốt thô ở trung tâm chợ Vĩnh Trung (Tịnh Biên) đã vói tay vào chiếc bao nằm sát mé đường móc ra một bọc chứa bột màu trắng y hệt như các lò đường đã sử dụng trước đó, với câu nói gọn lỏn: 5.000đ. Gọi là giống hệt vì nó cũng nằm trong tình trạng “ba không”: không nhãn mác, không xuất xứ và không hạn sử dụng.
Thật tình, trước đó, chúng tôi không ngờ việc một người khách lạ lại có thể dễ dàng mua được mặt hàng “ba không” dễ hơn cả mua một bó rau. Chúng tôi cũng dễ dàng mua được chất tẩy trắng “ba không” này tại các chợ xã Văn Giáo, thị trấn Nhà Bàng, thị trấn Tịnh Biên (Tịnh Biên). Theo lãnh đạo Sở Y tế An Giang, về mặt cảm quan rất khó phân biệt được chất tẩy được phép sử dụng (chất tẩy dùng trong chế biến thực phẩm) và chất tẩy không được phép (dùng trong công nghiệp) nên phải tiến hành lấy mẫu đưa đi giám định.
Theo Tùng Hương
Phụ Nữ TPHCM