Theo tìm hiểu, những người tiếp xúc với khói hương trầm trong thời gian dài có thể phải đối diện với nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư nguy hiểm như hít phải khói thuốc lá.

 


Mức tăng nguy cơ 10% có vẻ không nhiều, nếu so với những người hút thuốc là bị tăng 100% nguy cơ hoặc hơn. "Nhưng trong dân cư với tỷ lệ thắp hương trong nhà rất cao, thì yếu tố này có thể góp phần đáng kể vào nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở cấp độ quần thể,” GS Koh cho biết.

Việc người dân thắp hương trong nhà rất phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, nhưng có rất ít nghiên cứu xem xét tác động của nó đến sức khỏe. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật đã cho thấy việc tiếp xúc dài ngày với khói hương có thể gây những thay đổi về chuyển hóa, làm tăng nguy cơ viêm ở mạch máu và ảnh hưởng đến lưu lượng máu.

Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng nghiên cứu này không nhằm mục đích cấm việc đốt hương, vốn liên quan đến những nghi lễ tôn giáo và tâm linh, mà chỉ hy vọng thúc đẩy những nỗ lực nhằm tìm ra loại hương ít độc hại nhất và những chiến lược cải thiện chất lượng không khí trong nhà.

Đồng tình với quan điểm trên, Hội Người tiêu dùng Đài Loan cũng đưa ra một kết luận tương tự. Hội đã tiến hành thử nghiệm 13 loại hương và phát hiện độc tố gây ung thư có trong 12 loại trong số này. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy butadiene và benzene chiếm từ 2,3 đến 7,84 phần triệu (trong không khí) sau khi đốt hương hai phút trong phòng kín. Hội cho biết, butadiene có thể gây ung thư mạch bạch huyết và ung thư máu. Trong khi đó, benzene có thể làm tổn thương mắt, da, hệ hô hấp, hệ thần kinh trung ương, gan và thận.

Một nghiên cứu khác còn khẳng định khói hương thúc đẩy sự hình thành các bệnh lý ác tính ở lưỡi, miệng, cổ họng và thậm chí có thể gây xoang, ung thư mũi.

Trên thực tế, chị Trần Lệ Thúy, ban quản lí di tích đền Quán Thánh (đền Quán Thánh là di tích cấp nhà nước) cho biết “Làm việc tại đền, ngày nào tôi cũng phải sử dụng thuốc nhỏ mắt, bản thân tôi đã từng bị ngứa mũi, không chỉ tôi mà tất cả những người làm việc tại đền vào những ngày rằm, mùng 1 đều rất sợ khói hương”.

Trao đổi với phóng viên về sử dụng hóa hóa chất trong làm hương trầm, TS. Nguyễn Công Ngữ – Nguyên trưởng phòng Nghiên cứu thực phẩm – Viện Công nghệ sau thu hoạch thuộc Bộ NN-PTNT cảnh báo, trong làm hương hiện nay, do chạy theo thị hiếu người tiêu dùng, nhiều hộ sản xuất hương đã sử dụng hóa chất là axít photphoric (H3PO4) để ngâm tăm hương.

Phân tích theo khía cạnh hóa học, khi ngâm tăm hương vào H3PO4 các hợp chất hữu cơ sẽ bị loại bỏ, H3PO4 sẽ kết hợp với xenlulo (thành phần chính của que tre, nứa) tạo thành estephotphat. Sau khi được phơi khô, nước sẽ bay hơi, trên tăm hương sẽ chỉ còn estephotphat. Khi đốt hương, nhiệt độ sẽ làm cho estephotphat thăng hoa dưới dạng andihrit photphoric (P2O5) làm que hương cháy nhanh hơn đồng thời kéo tàn hương có hình cong tròn. Tuy nhiên, các chất khí được sinh ra trong quá trình đốt hương sẽ có chất P2O5. Chất này tồn tại trong không khí, khi tác động lên da sẽ làm da bị mòn; tác động lên hệ hô hấp gây khó thở; tác động lên giác mạc gây ngứa mắt. Vì những lý do này mà khi đi đền, chùa gặp khói hương đốt dày đặc nhiều người có biểu hiện chảy nước mắt, ho sặc sụa…

Về lâu dài, nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ làm mắt ngày càng mờ đi, thị lực giảm xuống, thậm chí có thể gây mù lòa. Lo ngại hơn, bởi lẽ khi hít phải khói hương có sử dụng H3PO4 trong quá trình ngâm tăm hương, các chất độc hại sẽ không thể tác động ngay, mạnh đến cơ thể, mà nó sẽ tích lũy dần dần, gây nguy hại từ từ cho sức khỏe con người. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, người dân nên chọn loại hương thảo mộc làm từ các loại gỗ, rễ, lá cây khi đốt ít khói, có mùi thơm tự nhiên thanh nhẹ.  

 

Theo VietQ

.