Ô tô nhập khẩu sẽ thoát khỏi các thủ tục rườm rà, phiền nhiễu?
Cập nhật lúc 21:43, Thứ ba, 13/09/2016 (GMT+7)
"Chúng tôi rất mừng là cơ quan soạn thảo đã tiếp thu, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp khi "mở" hơn quy định này. Tuy còn một vài điểm về khí thải, triệu hồi xe cần có quy định rõ, chi tiết hơn, nhưng về cơ bản doanh nghiệp cảm thấy dễ thở hơn",ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thiên An Phúc chia sẻ. ( thủ tục, Ô tô , nhập khẩu )
“Chúng tôi rất mừng là cơ quan soạn thảo đã tiếp thu, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp khi "mở" hơn quy định này. Tuy còn một vài điểm về khí thải, triệu hồi xe cần có quy định rõ, chi tiết hơn, nhưng về cơ bản doanh nghiệp cảm thấy dễ thở hơn”,ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thiên An Phúc chia sẻ.
Ông Trần Kỳ Hình, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam chia sẻ: "Quan điểm của tôi, chính sách mà đúng thì chúng ta không thay đổi nhưng khi thực hiện trong điều kiện hiện nay, chúng tôi bình tĩnh đón nhận tất cả rồi sau đó sửa đổi, nhiều chính sách của chúng ta đúng nhưng khi thừa hành nhũng nhiễu gây sai trái".
Theo vị Cục trưởng Cục Đăng kiểm, tại Việt Nam, nếu các DN có bản chính Giấy chứng nhận thì các DN đó rơi vào phương thức 1, chỉ cần kê khai mẫu thiết kế, không phải hậu kiểm bước tiếp theo, còn nếu DN khác không xuất trình được giấy đó thì phải làm theo trình tự. "Anh đáp ứng được yêu cầu nào thì các anh đi kiểu đó. Về kiểm soát chất lượng, đăng kiểm đủ năng lực. Thông tư này chỉ đăng kiểm, kiểm tra chất lượng chứ không có tham vọng đưa Luật tiêu dùng, chỉ tiêu chuẩn chất lượng của Bộ GTVT, Nhà nước không thể làm nhiệm vụ... thay các DN, thị trường", ông Hình lý giải thêm.
Theo ông Đào Xuân Hải, Phó Trưởng phòng Xuất nhập khẩu xe cơ giới, Cục Đăng Kiểm Việt Nam, vấn đề lớn nhất của Thông tư mà Bộ GTVT đưa ra là điều tiết các lĩnh vực liên quan đến ngành giao thông, đăng kiểm. Còn những vấn đề về cạnh tranh, thị trường hay chính sách, Thông tư không chi phối và điều tiết.
Về việc gỡ bỏ quy định bắt buộc các DN phải có hai bản chính trên trong hồ sơ nhập khẩu, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay: "Một điểm mới mà chúng tôi đánh giá cao về dự thảo sửa đổi của Bộ GTVT là bỏ quy định bắt buộc ô tô nhập khẩu phải có bản chính Giấy chứng nhận chất lượng xuất xưởng của nhà sản xuất hoặc Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng, thay vào đó, là đưa ra nhiều phương án, trong đó DN nào có chứng nhận bản chính của nhà sản xuất thì được miễn tiền kiểm, còn các DN nào không có thì phải thực hiện theo phương thức: tiền kiểm, hậu kiểm".
"Điểm mới này vừa đảm bảo việc bảo vệ thị trường trong nước, vấn đề môi trường, khí thải và không để Việt Nam trở thành nơi tiêu thụ xe phẩm chất thấp. Mặt khác, vừa thỏa mãn Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế được hoạt động kinh doanh mà pháp luật không cấm", ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Công ty Thiên An Phúc, đại diện cho các DN nhập khẩu ô tô nhỏ lẻ cho hay: "Vướng mắc lớn nhất về bắt buộc DN phải trình bản chính hai loại giấy tờ là Giấy chứng nhận chất lượng xuất xưởng của nhà sản xuất hoặc Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đã được sửa đổi phù hợp hơn với thực tế và kiến nghị của các DN".
Thực tế thì các nhà sản xuất khi xuất xưởng xe đã kiểm tra kỹ càng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật tại nước đó, nên xe xuất xưởng đương nhiên đảm bảo chất lượng và đạt yêu cầu. Điều này trước đây không hề có do đây chỉ được coi là "giấy khai sinh" của xe. Ngoài các thông tin về tên, hãng sản xuất... thì không còn bất kỳ thông tin nào khác. Vì thế, "hàng rào kỹ thuật" này sẽ không khác gì các rào cản với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
“Chúng tôi rất mừng là cơ quan soạn thảo đã tiếp thu, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp khi "mở" hơn quy định này. Tuy còn một vài điểm về khí thải, triệu hồi xe cần có quy định rõ, chi tiết hơn, nhưng về cơ bản doanh nghiệp cảm thấy dễ thở hơn”, ông Tuấn nêu quan điểm.
Theo Dân trí
.