Mì ăn liền vốn là món ăn được nhiều người ưa chuộng bởi tính tiện dụng. Chất độc hại trong mì ăn liền đã được nhiều nhà khoa học công bố nhưng số lượng mì ăn liền được tiêu thụ mỗi năm vẫn không giảm xuống.


"Những phụ nữ ăn mì ăn liền hai lần một tuần hoặc nhiều hơn có nguy cơ mắc hội chứng trao đổi chất cao hơn so với những người ăn ít, hoặc không ăn", theo nghiên cứu được đăng tải trên The Washington Post. Nghiên cứu cũng kết luận rằng tiêu thụ mì ăn liền quá nhiều không chỉ gây ra bệnh béo phì mà còn gây ra các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, huyết áp cao, tăng huyết áp, bệnh tim .

Hầu hết mì ăn liền được làm bằng bột maida - một loạt bột mì chưa được tẩy trắng. Loại bột này có hương vị phong phú hơn nhưng lại không có bất kỳ chất dinh dưỡng nào. Theo Tiến sĩ Simran Saini (Bệnh viện Fortis, New Delhi, Ấn Độ, "maida kết hợp với các chất bảo quản trong mì ăn liền có thể dẫn đến bệnh béo phì ở con người".  

Mì ăn liền chứa chất béo bão hòa mà nếu tiêu thụ quá mức hoặc thường xuyên có thể làm tăng mức độ cholesterol trong máu. Hàm lượng cholesterol cao làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch cũng như bệnh tiểu đường type 2. Các chất khác trong mì ăn liền như dầu ăn thực vật, đường, xi-rô, chất phụ gia tăng hương vị và nhiều chất khác đều không tốt cho sức khỏe con người.

 

Theo VietQ

.