Người làm bánh tráng lo lắng vì giá nguyên liệu tăng
Cập nhật lúc 23:52, Thứ năm, 19/11/2015 (GMT+7)
Hàng năm, khoảng cuối tháng 9 âm lịch người dân làng nghề sản xuất bánh tráng trên địa bàn huyện Tân Hồng lại tất bật chuẩn bị cho vụ sản xuất lớn nhất trong năm. Tuy nhiên, điều khiến người sản xuất lo lắng là giá nguyên liệu đầu vào đang tăng cao. (bánh tráng, làng nghề, người dân)
Hàng năm, khoảng cuối tháng 9 âm lịch người dân làng nghề sản xuất bánh tráng trên địa bàn huyện Tân Hồng lại tất bật chuẩn bị cho vụ sản xuất lớn nhất trong năm. Tuy nhiên, điều khiến người sản xuất lo lắng là giá nguyên liệu đầu vào đang tăng cao.
Theo nhiều hộ sản xuất bánh tráng, giá nguyên liệu sản xuất năm nay tăng khoảng 20 - 30% so với năm ngoái. Việc sản xuất bánh tráng cho vụ Tết khởi động khá chậm so với mọi năm.
Theo anh Phan Thanh Hòa ngụ ấp Công Tạo, xã Bình Phú: “Nhu cầu đặt hàng và giá bánh tráng không thay đổi nhiều so với năm trước. Những ngày đầu tháng 10 âm lịch hàng năm, mỗi ngày gia đình tôi sản xuất lượng bánh tương đương 20 - 30kg gạo để bỏ mối. Việc sản xuất bánh tráng mùa Tết thường kéo dài đến ngày 27 Tết. Năm nay, mặc dù sức mua từ thị trường khá lớn nhưng do điều kiện gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên lượng bánh sản xuất có thể ít hơn so với mọi năm. Vào dịp Tết, mặt hàng bánh tráng mè là sản phẩm được ưa chuộng nhất. Hiện bánh tráng mè có giá 25.000 đồng/chục; bánh tráng dừa 30.000 đồng/chục; bánh tráng ớt 29.000 - 30.000 đồng/chục. Với mức giá bánh như hiện tại, sau khi trừ các khoản phí, gia đình tôi còn lời khoảng hơn 100.000 đồng/ngày”.
Là hộ gia đình theo nghề bánh tráng lâu năm, để chuẩn bị cho vụ Tết năm nay, gia đình bà Đặng Thị Thanh Nga ngụ ấp Gò Da, xã Bình Phú mua dự trữ hơn 1 tấn gạo và nguyên phụ liệu phục vụ cho việc sản xuất với số vốn hơn 10 triệu đồng. Bà Nga cho biết: “Ngày thường gia đình tôi sản xuất khoảng 15kg gạo/ngày nhưng đến Tết thì tăng khoảng 2 lần. Vụ sản xuất Tết năm nay, gia đình tôi dự kiến sẽ cung ứng ra thị trường khoảng hơn 10.000 bánh tráng các loại. Nếu như những năm trước, sau khi trừ chi phí gia đình tôi còn lời khoảng 150.000 - 200.000 đồng/ngày thì nay số tiền lời này giảm khoảng 30%. Tuy lời ít nhưng nhờ số lượng nhiều nên gia đình tôi cố gắng sản xuất kiếm thêm thu nhập”.
Nghề sản xuất bánh tráng từ nhiều năm qua đã trở thành nguồn kinh tế chính cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Tân Hồng. Điều đáng nói là những năm gần đây, nghề sản xuất bánh tráng nơi này dường như bị mai một do người dân thiếu sự hỗ trợ từ các ngành trong định hướng sản xuất, cũng như các giải pháp phát triển bền vững. Thay vào đó, người dân phải “tự thân vận động” từ tìm kiếm nguyên liệu, đầu ra. Đa số người dân sản xuất đều có chung một mong muốn là nhận được sự hỗ trợ từ các ngành để ổn định và duy trì nghề sản xuất truyền thống.Hàng năm, khoảng cuối tháng 9 âm lịch người dân làng nghề sản xuất bánh tráng trên địa bàn huyện Tân Hồng lại tất bật chuẩn bị cho vụ sản xuất lớn nhất trong năm. Tuy nhiên, điều khiến người sản xuất lo lắng là giá nguyên liệu đầu vào đang tăng cao.
Theo nhiều hộ sản xuất bánh tráng, giá nguyên liệu sản xuất năm nay tăng khoảng 20 - 30% so với năm ngoái. Việc sản xuất bánh tráng cho vụ Tết khởi động khá chậm so với mọi năm.
Theo anh Phan Thanh Hòa ngụ ấp Công Tạo, xã Bình Phú: “Nhu cầu đặt hàng và giá bánh tráng không thay đổi nhiều so với năm trước. Những ngày đầu tháng 10 âm lịch hàng năm, mỗi ngày gia đình tôi sản xuất lượng bánh tương đương 20 - 30kg gạo để bỏ mối. Việc sản xuất bánh tráng mùa Tết thường kéo dài đến ngày 27 Tết. Năm nay, mặc dù sức mua từ thị trường khá lớn nhưng do điều kiện gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên lượng bánh sản xuất có thể ít hơn so với mọi năm. Vào dịp Tết, mặt hàng bánh tráng mè là sản phẩm được ưa chuộng nhất. Hiện bánh tráng mè có giá 25.000 đồng/chục; bánh tráng dừa 30.000 đồng/chục; bánh tráng ớt 29.000 - 30.000 đồng/chục. Với mức giá bánh như hiện tại, sau khi trừ các khoản phí, gia đình tôi còn lời khoảng hơn 100.000 đồng/ngày”.
Là hộ gia đình theo nghề bánh tráng lâu năm, để chuẩn bị cho vụ Tết năm nay, gia đình bà Đặng Thị Thanh Nga ngụ ấp Gò Da, xã Bình Phú mua dự trữ hơn 1 tấn gạo và nguyên phụ liệu phục vụ cho việc sản xuất với số vốn hơn 10 triệu đồng. Bà Nga cho biết: “Ngày thường gia đình tôi sản xuất khoảng 15kg gạo/ngày nhưng đến Tết thì tăng khoảng 2 lần. Vụ sản xuất Tết năm nay, gia đình tôi dự kiến sẽ cung ứng ra thị trường khoảng hơn 10.000 bánh tráng các loại. Nếu như những năm trước, sau khi trừ chi phí gia đình tôi còn lời khoảng 150.000 - 200.000 đồng/ngày thì nay số tiền lời này giảm khoảng 30%. Tuy lời ít nhưng nhờ số lượng nhiều nên gia đình tôi cố gắng sản xuất kiếm thêm thu nhập”.
Nghề sản xuất bánh tráng từ nhiều năm qua đã trở thành nguồn kinh tế chính cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Tân Hồng. Điều đáng nói là những năm gần đây, nghề sản xuất bánh tráng nơi này dường như bị mai một do người dân thiếu sự hỗ trợ từ các ngành trong định hướng sản xuất, cũng như các giải pháp phát triển bền vững. Thay vào đó, người dân phải “tự thân vận động” từ tìm kiếm nguyên liệu, đầu ra. Đa số người dân sản xuất đều có chung một mong muốn là nhận được sự hỗ trợ từ các ngành để ổn định và duy trì nghề sản xuất truyền thống.
Theo Báo Đồng Tháp
.