Tuy nhiên tình hình thị trường cơ bản ổn định, nguồn cung đảm bảo, không có hiện tượng tăng giá đột biến, lợi dụng khan hiếm hàng hóa giả tạo để thu lợi bất chính.

leftcenterrightdel
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Anh Tuấn đi thị sát tình hình thị trường Tết Nguyên đán tại chợ Đông Kinh, Lạng Sơn ( ảnh: Minh Nhật)

Cụ thể, tại thời điểm hiện nay, giá hầu hết các mặt hàng phục vụ Tết không có hiện tượng tăng đột biến. So với ngày trước Tết, giá thịt lợn chỉ tăng nhẹ 5-10% (do trước Tết giá thịt lợn đã ở mức khá cao), giá tôm sú loại to tăng khoảng 5% giá gạo tẻ thường ổn định, giá gạo nếp tăng nhẹ khoảng 5% tùy từng địa phương. Một số mặt hàng khác như thịt gà, thịt bò, giá tăng từ 5-15%. Giá các loại hoa, trái cây phục vụ cúng lễ tăng từ 10-15%, giá rau củ ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ.

Cũng theo Bộ Công thương, dự báo tình hình cung ứng hàng hoá trước mùng 1 Tết: nguồn cung hàng hóa dồi dào, phong phú giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn trong việc mua sắm vào dịp Tết. Bên cạnh đó, việc các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích mở cửa phục vụ người dân tới ngày 30 Tết và mở cửa trở lại phục vụ sau Tết sớm góp phần hạn chế tâm lý mua trữ hàng của người dân, do đó giá cả hàng hóa trên thị trường nhìn chung sẽ không biến động nhiều.

leftcenterrightdel
Tại Chợ Đông Kinh, giá gà được bán với giá 170.000 đồng/kg ( ảnh: Minh Nhật) 

Dự kiến, nhu cầu và giá một số mặt hàng thực phẩm tươi sống tại các chợ dân sinh giá có thể tăng nhẹ vào buổi sáng ngày 30 Tết, giá các mặt khác ổn định, giá cây cảnh bắt đầu giảm.

Ngoài ra, lực lượng QLTT cả nước cũng thường xuyên nhắc nhở các hộ kinh doanh, doanh nghiệp không bán hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng quá hạn sử dụng, thịt gia súc, gia cầm không qua kiểm dịch, thực hiện việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

Kiểm tra kiểm soát chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng đối với các mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết như: thực phẩm; bánh kẹo; mỳ chính (bột ngọt); rượu, bia, nước giải khát; đồ gia dụng; hàng tiêu dùng;... các loại hàng hoá giả nguồn gốc xuất xứ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính.

leftcenterrightdel
Người dân mua sắm hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết ( ảnh: Minh Nhật) 

Đặc biệt phối hợp với các lực lượng chức năng tập trung vào khu vực các chợ đầu mối, siêu thị, kho chứa hàng đông lạnh; các đơn vị nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đông lạnh; các cơ sở sản xuất - kinh doanh thực phẩm đường phố. Tập trung vào các mặt hàng: rượu, bia, nước giải khát, sữa và các sản phẩm từ sữa, bánh mứt kẹo, dầu thực vật, tinh bột và sản phẩm từ bột; lương thực, thực phẩm đông lạnh (kể cả nhập khẩu và sản xuất trong nước), thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến, rau, củ quả còn tồn dư chất bảo quản; gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm nhập lậu, chưa qua kiểm dịch, nhiễm vi sinh...

 Còn theo ghi nhận của phóng viên Báo Bảo bảo vệ pháp luật tại chợ Đông Kinh, Lạng Sơn ngày 23/1 (tức 29 Tết), nguồn cung hàng hóa khá dồi dào để phục vụ nhu cầu của người dân. Giá hàng hóa có tăng so với ngày thường nhưng tăng không cao.

Nhiều mặt hàng như thịt lợn được tiểu thương niêm yết giá công khai. Ví dụ như: mặt hàng thịt bò giá 350.000 đồng/kg, lạp sườn giá 200.000 đồng/kg và thịt lợn là 150.000 đồng/kg.

Thanh Dịu