Đại gia ngoại tấn công siêu thị điện máy
Cập nhật lúc 09:50, Thứ tư, 05/06/2013 (GMT+7)
Các siêu thị điện máy trong nước đang rơi vào khó khăn cũng là lúc các đại gia phân phối nước ngoài vươn tay thâu tóm thị trường. (Trần Anh, Đệ nhất Phan Khang, Pico, đầu tư ngoại, Thiên Hòa, Nguyễn Kim, siêu thị điện máy)
Các siêu thị điện máy trong nước đang rơi vào khó khăn cũng là lúc các đại gia phân phối nước ngoài vươn tay thâu tóm thị trường.
Dường như, miếng bánh thị phần đang còn rất rộng trên thị trường điên máy khi mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chỉ chiếm tỗi đa 5% thị phần. Như vậy cơ hội đã được nhiều nhà đầu tư ngoại chú ý và đổ vốn vào các doanh nghiệp nội để khai thác thị trường này mặc dù kinh tế vẫn chưa đi qua khủng hoảng.
Mới đây, công ty CDH Electric Bee Limited đã mua lại 19,88% cổ phần của Thế giới Di động từ Mekong Capital và các cổ đông sáng lập. Bên cạnh đó, cựu CEO của Bestbuy, ông Robert Willett cũng đã đầu tư vào công ty này với tư cách là nhà đầu tư cá nhân.
Trong khi đó, Quỹ Aureos đã đầu tư khoản tiền 4,2 triệu USD để sở hữu 18,5% cổ phần của Thế giới số Trần Anh.
Theo dự kiến, trong năm 2013, các hệ thống siêu thị điện máy mới như: Nguyễn Kim, Thiên Hòa, FPT, Pico… đều có chiến lược mở thêm siêu thị. Kế hoạch tìm kiếm đối tác nước ngoài vẫn được nhiều đơn vị trong số họ ấp ủ. Đó là cơ hội để họ mở thêm siêu thị trong thời điểm thuận lợi vì chi phí thuê mặt bằng tại nhiều khu vực, kể cả những vị trí đẹp, đang khá thấp.
Theo các DN, thị trường điện máy vẫn còn khá rộng để khai thác nên việc nhanh chân đầu tư tạo nên lợi thế không nhỏ.”
Thị trường bán lẻ vẫn còn trong chu kỳ khủng hoảng, nhiều ý kiến tỏ ra ngờ vực trong việc nhà đầu tư ồ ạt đổ vốn vào thị trường này. Việc họ đằng sau đó có tiềm ẩn nguy cơ nào cho thị trường này không? Tuy nhiên từ phía nhà đầu tư nước ngoài họ cho rằng thị trường hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn nhưng việc đầu tư vào là với mục đích dài hạn.
Theo các DN, mặc dù thị trường rộng nhưng hiện nay cạnh tranh về giá trên thị trường điện máy vẫn luôn được áp dụng như một chiến thuật kinh doanh. Doanh nghiệp có sự hậu thuẫn mạnh về vốn mới mạnh tay đại hạ giá, chấp nhận hòa vốn hoặc thua lỗ để kéo khách hàng và dìm các doanh nghiệp khác khác.
Các nhà đầu tư ngoại lại cho rằng, việc đầu tư vào các doanh nghiệp trong nước để củng cố năng lực để vượt qua khó khăn, nếu trụ lại được thị trường thì sau chu kỳ khó khăn mục tiêu lợi nhuận sẽ dễ dàng hơn. Khó khăn trước mắt chỉ là ngắn hạn trong vài năm. Nếu doanh nghiệp nào có tầm nhìn dài hạn và khả năng tài chính vững mạnh thì sẽ nhìn thấy đây là cơ hội để thâu tóm thị phần, mở rộng qui mô
Theo dự báo, nền kinh tế nói chung và thị trường điện máy nói riêng sẽ khởi sắc vào năm 2014 và hẳn cũng không ít người đang muốn nắm lấy cơ hội này. Một thực tế thị trường điện máy có quy mô lớn gấp 3 lần điện thoại, nhưng số người kinh doanh điện thoại lớn gấp 10 điện máy. Tuy ít cạnh tranh hơn, nhưng thị trường điện máy hiện nay cũng giống như thị trường điện thoại. Sau thời gian sàng lọc, ai có năng lực thực sự, ai giỏi thật sự sẽ trụ lại.
Nhiều chuyên gia cho rằng tận dụng nguồn lực tài chính từ các nhà đầu tư nước ngoài có thể tạo ra sức bật lớn trên thị trường. song nếu không tỉnh táo, rất có thể các doanh nghiệp điện máy sẽ đi vào vết xe đổ của nhiều thương hiệu nội là bán mình với giá rẻ hoặc bị chi phối bởi cổ đông nước ngoài khi họ nắm giữ cổ phần quá bán.
Theo Nam Phong
VietNamNet
.