(CLIP) Cận cảnh các cơ sở tái chế gây ô nhiễm "bức tử" môi trường
Cập nhật lúc 11:51, Thứ hai, 04/11/2024 (GMT+7)
Các cơ sở tái chế nhớt trái phép hoạt động rầm rộ trên địa bàn xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh xả thải trực tiếp ra môi trường.
Những ngày qua, thông tin về nhiều cơ sở tái chế dung môi, dầu nhớt tại xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, TP HCM) gây ô nhiễm môi trường được nhiều người dân phản ánh. Đáng nói, những cơ sở này tồn tại thời gian dài những vẫn không được xử lý dứt điểm gây bức xúc dư luận.
Sau khi nhận được thông tin, phóng viên (PV) báo Bảo vệ pháp luật được chỉ dẫn đến cánh đồng nằm cạnh đường Trần Đại Nghĩa, nơi tồn tại các cơ sở tái chế dầu nhớt trái phép trên địa bàn xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh).
|
|
Cận cảnh khu tái chế "bức tử" môi trường tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP HCM. |
Tại thời điểm PV ghi nhận vào các ngày 23, 25 tháng 9 và ngày 1, 7 tháng 10 năm 2024 có 5 cơ sở tái chế đang hoạt động rầm rộ, khói đen thải ra nồng nặc; nước, cặn bã trong qua trình tái chế được thải trực tiếp ra môi trường. Các xe tải lớn đang trực tiếp lên xuống các phi hàng.
Công nhân trực tiếp tham gia quá trình tái chế không được trang bị đồ bảo hộ, thậm chí có người còn cởi trần. Ngày 7/10/2024, PV báo Bảo vệ pháp luật gửi thông tin cho UBND huyện Bình Chánh, UBND xã Lê Minh Xuân nhưng điều lạ thay tại thời điểm 30/10/2024 các cơ sở trên vẫn hoạt động bình thường.
Trao đổi với ông Võ Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Lê Minh Xuân cho biết thông tin về các cơ sở tái chế trên: “Giấy phép về hoạt động lĩnh vực đó không có đâu”; “các trường hợp này bên anh đã có văn bản gửi Đoàn thể vận động di dời”.
Sau đây là chùm ảnh cận cảnh tại các cơ sở tái chế gây ô nhiễm mà phóng viên ghi nhận:
|
|
Cận cảnh khu vực tập kết, xử lý chất thải. |
|
|
Nhiều thùng nhựa được chất đống ngổn ngang. |
|
|
Nước thải, các chất cặn bã được thải trực tiếp ra môi trường. |
|
|
Nước thải nổi váng dầu mỡ được thải trực tiếp ra môi trường. |
|
|
Khu vực xử lý chất thải nhếc nhác. |
|
|
Nhiều vật liệu được tập kết, vứt chỏng chơ tại khu vực chế biến. |
|
|
Toàn cảnh khu tái chế nhìn từ trên cao. |
|
|
Các thùng thải được vứt chỏng chơ cạnh khu tái chế. |
|
|
Các vật liệu thải vứt ngổn ngang. |
|
|
Kênh nước nằm cạnh khu vực tái chế có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng. |
|
|
Toàn cảnh khu vực tái chế gây ô nhiễm. |
Báo Bảo vệ pháp luật sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Liên quan lĩnh vực này, Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, hành vi chuyển giao, cho, mua, bán chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng - 250 triệu đồng.
Phạt tiền từ 200 triệu đồng - 250 triệu đồng đối với hành vi tái chế, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc không đúng nội dung trong sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
Về hình sự, điều 192 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 đã quy định xử phạt về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, trong đó đối tượng liên quan sẽ đối diện mức án lên đến 15 năm tù, tùy từng khung hình phạt.
|
Nho Thanh