Chống hàng giả: Cần sự phối hợp đồng bộ
Cập nhật lúc 16:02, Thứ sáu, 22/05/2015 (GMT+7)
Thời gian gần đây, hàng giả, hàng nhái chen lẫn với hàng đạt yêu cầu về chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng có mặt nhiều trên thị trường. Thế nhưng, rất ít người tiêu dùng (NTD) biết rõ những chi tiết nhỏ trên thương hiệu để phân biệt đâu là hàng thật, hàng giả; điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp (DN) mà NTD cũng bị ảnh hưởng do sử dụng sản phẩm kém chất lượng. (người tiêu dùng, chống hàng giả, hàng nhái)
Thời gian gần đây, hàng giả, hàng nhái chen lẫn với hàng đạt yêu cầu về chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng có mặt nhiều trên thị trường. Thế nhưng, rất ít người tiêu dùng (NTD) biết rõ những chi tiết nhỏ trên thương hiệu để phân biệt đâu là hàng thật, hàng giả; điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp (DN) mà NTD cũng bị ảnh hưởng do sử dụng sản phẩm kém chất lượng.
Cùng với việc tuyên truyền, đăng ký bảo hộ, sử dụng tiến bộ khoa học trong việc chống hàng giả, DN cũng cần trực tiếp hướng dẫn cho các nhân viên, chủ đại lý và NTD biết cụ thể các chi tiết như màu sắc bao bì, nhãn mác, họa tiết đặc thù… trên sản phẩm. Đây có thể coi là một hoạt động đầu tư dài hạn mà DN hay nhà quản trị thương hiệu phải làm chu đáo ngay từ đầu nhằm thiết lập được một “hàng rào chắn” an toàn cho “phần hồn” của công ty trong cạnh tranh, giúp NTD chủ động nhận diện đúng thương hiệu mà mình tin tưởng trong thời kỳ hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay.
Thủ đoạn của các đối tượng làm hàng giảlàmua hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan cóchất lượng kém, sau đóđóng gói vào bao bì giảmạo nhãn hiệu, giảmạo nhãn hàng hóa của các nhãn hiệu nổi tiếng đãđược bảo hộ độc quyền để bán ra thịtrường, thu lợi bất chính. Các mặt hàng bịgiảmạo nhãn hiệu như áo sơ mi Việt Tiến, quần áo thời trang hiệu Lacoste, giày thể thao hiệu Adidas, Nike, dầu gội đầu hiệu Dove, sơn nước hiệu Dulux, Maxilite, bột ngọt Ajinomoto…
Theo Báo Bình Dương
.