Trước câu hỏi về việc sục thịt xuất hiện các bọt khí, cặn của thịt, đó có phải là hoá chất được đánh bật ra từ thịt hay không? nhà sản xuất cùng các chuyên gia đều cho rằng bọt khí đó là do protein của thịt và khí ozone tác dụng với nhau mà thôi.

 


Đối với thịt, cá, ozone chỉ có tác dụng khử mùi và không nên sử dụng quá lâu vì có thể làm biến đổi các hợp chất protein trong thịt. Thậm chí, có vị GS còn nhấn mạnh nếu chúng ta sục ozone quá lâu “chẳng còn thịt mà ăn”.


Trước nỗi lo ảnh hưởng đến sức khoẻ của máy ozone, GS Diệu cho rằng người dân lo lắng về tác dụng phụ là đương nhiên. Nhưng hiện nay nghiên cứu thật nghiêm túc, có lý giải rõ ràng về ozone chưa không có.

Sau khi đọc tài liệu của công ty HCT về máy ozone, TS Nguyễn Văn Khải – Ông già ozone cho rằng, nhà sản xuất bỏ quên đi NO2 và các hoá chất mới sau phản ứng hóa học giữa ozone và hóa chất bám trên thực phẩm.

Bản chất của hoá học là chất A + B = AB chứ không thể phá huỷ hoàn toàn, bay hơi lên là xong. Các loại thuốc trừ sâu đang dùng hiện nay, ví dụ quả cà chua sử dụng cả 6 – 7 hoá chất, người ta không biết chất nào và khi máy ozone sục vào nó thành chất thứ 3 là chất gì? Vậy chất thứ 3 này vẫn còn là câu hỏi lớn cần các nhà nghiên cứu trả lời.

Ngoài ra, TS Khải cho rằng dù hàm lượng khí Ni tơ được giải thích khó phân huỷ hơn oxy nên sục ozone,  nguyên tử ni tơ không bị phá vỡ liên kết, điều này không đúng bởi nguyên tử oxy khi bị phá vỡ hoàn toàn có thể kết hợp với ni tơ trong không khí thành NO2.

Dù ngưỡng an toàn của N02 cao hơn O3 nhưng nó lại có hàm lượng quá lớn 7/1 so với ozone thì hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng.
 

Theo infonet

.