Ăn thịt heo sử dụng chất tạo nạc nguy hại thế nào?
Cập nhật lúc 12:13, Thứ ba, 18/08/2015 (GMT+7)
Chất tạo nạc và tăng trọng - beta-agonist - đặc biệt nguy hiểm với bệnh nhân tim mạch, nhất là những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim và bệnh mạch vành, có thể gây rối loạn nhịp nguy hiểm, thậm chí nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong. (thịt heo, chất tạo nạc, nguy hại)
Chất tạo nạc và tăng trọng - beta-agonist - đặc biệt nguy hiểm với bệnh nhân tim mạch, nhất là những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim và bệnh mạch vành, có thể gây rối loạn nhịp nguy hiểm, thậm chí nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong.
Chất tạo nạc trong thịt lợn có thể gây chết người
Vì lợi nhuận kinh doanh, không nghĩ đến sự nguy hiểm sức khỏe của người tiêu dùng mà nhiều hộ chăn nuôi sử dụng loại chất này trong nuôi các loại lợn nhằm kiếm thêm lời.
Theo Theo PGS.TS Lã Văn Kính – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, thức ăn tạo nạc cho heo mà cơ quan chức năng phát hiện vừa qua, chủ yếu là chất Beta-Agonist, bao gồm các hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ Catechiolamines, đây là một loại kích thích giao cảm được sử dụng cho những bệnh nhân có bệnh đường hô hấp mãn tính như hen phế quản, vì thuốc có tác dụng chống sung huyết và làm giãn phế quản (giãn nở các đường dẫn khí trong phổi).
Khi heo ăn vào chất sẽ chuyển đổi khá nhanh làm giảm mỡ, mông nở, đùi to, tăng thịt nạc, màu sắc thịt đỏ hơn. Tuy nhiên, nếu con người ăn thịt có chứa khối lượng lớn Beta-Agonist sẽ có triệu chứng tăng nhịp tim, giãn động mạch vành, giãn cơ cuống phổi, hồi hộp, lo lắng và các ảnh hưởng về trao đổi chất.
"Chất trên đặc biệt nguy hiểm với bệnh nhân tim mạch, nhất là những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim và bệnh mạch vành, có thể gây rối loạn nhịp nguy hiểm, thậm chí nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong. loạn nhịp tim và bệnh mạch vành, có thể gây rối loạn nhịp nguy hiểm, thậm chí nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong", PGS.TS Lã Văn Kính cho biết.
Ngoài ra, chất Clenbuterol, Salbutamol tồn dư trong thịt lợn sẽ vào cơ thể người tiêu dùng, gây ra ung thư, nhược cơ, tổn hại hệ thần kinh. Clenbuterol khá bền với nhiệt độ, chỉ bị phân hủy ở nhiệt độ trên 172 độ C, nên khi nấu thông thường khó có thể loại bỏ hết độc tính của clenbuterol. Việc ăn phải thịt lợn chứa chất Clenbuterol về lâu dài có thể gây biến chứng ung thư, Clenbuterol gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người.
Theo ông Nguyễn Huy Đăng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, nếu người dân ăn thịt lợn có tồn dư kháng sinh cơ thể sẽ xuất hiện vi khuẩn kháng lại kháng sinh. Việc này dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc nên gây khó khăn trong công tác điều trị phòng chống bệnh tật.
Theo VietQ
.