Từ đầu năm 2020, quy định xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ và đường sắt tại Luật Phòng chống tác hại rượu bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP chính thức có hiệu lực. Nhiều trường hợp đã bị xử phạt nặng lên tới 30-40 triệu.
Mới đây, Cục Cảnh sát giao thôn tiếp tục lên kế hoạch để ra quân, thực hiện nghiêm túc Luật Phòng chống tác hại rượu bia và Nghị định 100 đã được đưa ra.
CSGT tăng cường xử lý vi phạm
Bắt đầu từ ngày 16/3/2020, CSGT trên toàn quốc sẽ chính thức ra quân, tập trung tuần tra, kiểm soát và thực hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Phát luật. Cuộc ra quân sẽ được thực hiện nghiêm túc trong khoảng 1 tháng, cho đến hết ngày 15/4.
Trong khoảng thời gian từ ngày 9 - 15/3, các đơn vị địa phương được yêu cầu chuẩn bị tốt lực lượng cũng như các phương tiện cần thiết để hoàn thành tốt kế hoạch nêu trên. Đồng thời thực hiện các phương pháp tuyên truyền về đợt kiểm tra này để người dân được biết, nghiêm túc chấp hành theo đúng luật an toàn giao thông.
Theo phó trưởng ban Phòng tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - trung tá Vũ Anh Điệp, kế hoạch này không chỉ nhằm thực hiện tốt luật đã đề ra mà còn góp phần nâng cao ý thức của người dân. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tai nạn giao thông không đáng có, bảo vệ trật tự xã hội, chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN.
Xử lý nghiêm vi phạm về nồng độ cồn, tốc độ
Theo đó, công tác kiểm tra tập trung tại những tuyến quốc lộ trọng điểm, trên đường cao tốc hay các tuyến đường đô thị, đường liên tỉnh, liên huyện... Những đối tượng bị xử lý vi phạm bao gồm lái xe ô tô vận tải, xe container, xe chở khách và cả xe môtô lưu thông trên các tuyến giao thông đường bộ.
Đặc biệt, CSGT sẽ tập trung xử lý vi phạm tại khu vực có quốc lộ đi qua, gần các khu công nghiệp tiếp giáp, các quán ăn, nhà hàng. Đồng thời, các địa chỉ vũ trường, quán bar hay những nơi phức tạp về an ninh, trật tự... đều được tiến hành tuần tra, kiểm soát nghiêm túc.
Ngoài ra, thực hiện kế hoạch này, phía CSGT tại các đơn vị trên toàn quốc sẽ được huy động và tập trung xử lý tất cả các trường hợp vi phạm bao gồm nồng độ cồn; tốc độ; ma túy; không đúng quy định về dừng, đỗ; tránh, vượt; sai phần đường, làn đường; đi vào làn đường cao tốc sai quy định; không đội mũ bảo hiểm...
Không chỉ vậy, các vi phạm về giấy phép lái xe, đăng ký xe; xe quá hạn sử dụng; chở hàng quá khổ, quá tải hoặc vượt quá số người quy định; đón, trả khách không đúng nơi quy định... cũng bị xử lý nghiêm.
Theo đó,người dân cần nắm rõ về kế hoạch tuần tra của CSGT để nghiêm túc chấp hành Luật để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cũng như việc "tiền mất tật mang"
Theo Nghị định 100/2019, mức xử phạt đối với các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn như sau:
- Đối với xe đạp, xe đạp điện: Người tham gia giao thông có nồng độ cồn dưới 0,25mg/lít khở thở sẽ bị phạt tiền từ 80 đến 100 nghìn đồng. Mức phạt dao động trong khoảng 200 đến 400 nghìn đồng khi từ 0,25 - 0,4mg/lít khí thở. Mức phạt cao nhất từ 400 đến 600 nghìn đồng nếu trên 0,4mg/lít khí thở.
- Đối xe máy, mức xử phạt sẽ dao động từ 2 đến 8 triệu đồng, cụ thể: Dưới 0,25mg/lít khở thở bị phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng. Từ 0,25 - 0,4mg/lít khí thở, mức phạt dao động trong khoảng 4 đến 5 triệu đồng. Mức phạt từ 6 đến 8 triệu đồng nếu trên 0,4mg/lít khí thở.
- Đối với xe ô tô, mức phạt tối đa là 40 triệu đồng, cụ thể: Dưới 0,25mg/lít khở thở phạt tiền từ 6 đến 8 triệu đồng. Từ 0,25 - 0,4mg/lít khí thở, mức phạt dao động trong khoảng 16 đến 18 triệu đồng. Trên 0,4mg/lít khí thở phạt từ 30 đến 40 triệu đồng.