Ông Trần Quốc Nam- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận vào sáng 13/3 về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án khôi phục tuyến đường sắt leo núi Tháp Chàm - Đà Lạt, Công ty CP thương mại - dịch vụ khách sạn Bạch Đằng (Công ty Bạch Đằng) đã đề xuất phương án đầu tư đối tác công tư PPP (BOT kết hợp BT).

leftcenterrightdel
Xe lửa đầu máy nước giai đoạn bắt đầu vận hành tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt. Ảnh tư liệu.

Đây chỉ là những đề xuất ban đầu và hiện dự án đang gặp khó khăn về cơ chế vốn. Dự trù, tổng kinh phí của dự án là hơn 17.200 tỉ. Trong số này, nhà đầu tư đề xuất phía nhà nước tham gia cơ cấu vốn khoảng 1.000 tỷ đồng, chủ yếu chủ yếu ở hạng mục đền bù, giải phóng mặt bằng (khoảng hơn 800 tỷ đồng).

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo địa phương bày tỏ  ủng hộ nhà đầu tư trong đề xuất dự án khôi phục tuyến đường sắt leo núi Tháp Chàm - Đà Lạt  với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thúc đẩy ngành du lịch – dịch vụ, kết hợp bảo tồn kiến trúc.

leftcenterrightdel
 Đoạn thanh ray răng cưa còn lại tại ga Đà Lạt.

Như báo Bảo vệ pháp luật đã phản ánh, tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt được xây dựng trong 30 năm, bắt đầu từ năm 1908. Những chuyến tàu đầu tiên hoạt động từ năm 1916. Phải đến năm 1932 toàn tuyến đường sắt dài 84 km mới được hoàn tất.

Đây là tuyến tuyến đường sắt leo núi thứ hai trên thế giới, sau tuyến đường sắt ở đèo Furka (Thụy Sĩ).

Đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt có 3 đoạn có đường ray răng cưa tổng chiều dài 16 km để leo dốc, xuống dốc với độ dốc trên 12% (tuyến leo núi ở đèo Furka Thụy Sĩ có độ dốc tối đa 11,8%), gồm các đoạn Sông Pha - Eo Gió (chênh lệch độ cao từ 186m đến 991m), Đơn Dương - Trạm Hành (1016 m – 1515 m), Đa Thọ - Trại Mát (1402 m -1550 m). Ngoài ra toàn tuyến có 5 hầm chui xuyên qua núi. Phần lớn các ga trên tuyến đường sắt nằm ở độ cao 1.400 m – 1.550 m so với mực nước biển.

Tuyến đường sắt không còn hoạt động từ sau giải phóng. Hiện nay, “di sản” tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt còn ga Đà Lạt, ga Trại Mát, ga Đ’ran cùng nhà kho, một số hầm chui, cầu đường sắt và đoạn đường ray trơn dài 7 km, từ ga Đà Lạt đi Trại Mát, đang được khai thác vào mục đích dịch vụ du lịch với đầu máy diezen.

Ga Đà Lạt được xem là nhà ga lâu đời nhất ở Việt Nam và Đông Dương, được xây dựng năm 1932 và hoàn thành năm 1938, do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế.

leftcenterrightdel
Hầm chui, một trong số ít di sản còn lại trên tuyến đường sắt  leo núi.
 
leftcenterrightdel
Ga Đà Lạt được xem là nhà ga lâu đời nhất ở Việt Nam và Đông Dương, được xây dựng năm 1932.
leftcenterrightdel
Đầu máy hơi nước sản xuất 1930, xuất xứ Nhật Bản tại sân ga Đà Lạt.
Văn Nguyễn