Hàng hóa "ruột" Trung Quốc, nhãn mác Việt Nam giờ đã không còn là hiện tượng bột phát, nhỏ lẻ, nhập theo đường tiểu ngạch mà đang là một trào lưu.

 

 
Ông Dũng cảnh báo: Hiện tượng hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt đã khá phổ biến, thậm chí những mặt hàng nhỏ như vợt đuổi muỗi cũng được đặt hàng sản xuất tại Trung Quốc sau đó đưa về trong nước dán nhãn mác hàng Việt. Lợi dụng chính sách kích cầu, khuyến khích tiêu dùng hàng nội của nước ta, nhiều mặt hàng sản xuất từ Trung Quốc đã được đưa vào thị trường nội địa, dán mác Việt Nam để bán…”.
 
Ông Tạ Quang Minh - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ khẳng định: Trước đây hàng giả thường là hàng nội giả hàng ngoại, hàng nội giả hàng nội, thì giờ xuất hiện cả hàng ngoại giả hàng ngoại, hàng ngoại giả hàng nội được sản xuất ở nước ngoài nhập lậu vào trong nước để trục lợi. Nhiều NTD đã nói rằng họ buộc phải chấp nhận một sự thật cho dù có là “người thông thái” cũng khó để phân biệt được thực, hư xuất xứ của hàng hóa đang được lưu thông trên thị trường.


Theo thống kê mới đây của Bộ Công Thương, trên cả thị trường tiêu dùng và thị trường sản xuất, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc ngày càng chiếm tỷ trọng lớn với 25% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
 
Một lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội cho biết, hiện có nhiều nguồn hàng Trung Quốc nhập về Hà Nội, nhưng trong đó phần lớn hàng giả, hàng nhái, như quần áo, đồng hồ, kính mắt, túi xách, gas, mực in vi tính, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện, điện tử, phụ tùng xe máy... Trong những vụ việc lực lượng QLTT Hà Nội phát hiện bắt giữ từ đầu năm đến nay có đến 90% hàng hóa bị tạm giữ, tịch thu, tiêu hủy là hàng Trung Quốc.
 
Ông Nguyễn Tiến Thành, Tổng Giám đốc công ty Lilama 3 cho biết: “Việc tăng giá đồng Nhân dân tệ chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới giá thành của nguyên liệu khi Trung Quốc cung cấp vào thị trường Việt Nam. Nếu doanh nghiệp không tính toán trước, chỉ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc chắc chắn sẽ không thể đáp ứng được các đơn hàng”.
 
Từ năm 2010 đến nay, tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ và USD đã tăng khoảng 11%, mức cao nhất trong 19 năm qua. Theo TS Phạm Thị Hoàng Anh đến từ Học viện Ngân hàng Hà Nội, nếu không giảm phụ thuộc vào việc nhập khẩu hàng Trung Quốc, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
 
TS Phạm Hoàng Anh cho rằng: “Đối với lĩnh vực may mặc, 70% được nhập từ Trung Quốc. Do đó, chúng ta càng xuất khẩu, chi phí nhập khẩu càng cao. Ngoài ra, việc phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc còn khiến giá thành sản phẩm tăng lên, giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước".
 

Theo Duy Anh
VietQ

.