Sau hơn một năm được phong “thần dược” , cây xáo tam phân vẫn chưa có biểu hiện hạ nhiệt. Nhiều người mắc bệnh nan y vẫn săn lùng mua cho bằng được, mặc dù không phải ai cũng biết rõ về chúng. Chính vì vậy mà hiện vẫn còn nhiều cá nhân lợi dụng để lừa gạt người bệnh.

 

Ông Nguyễn  Hữu Thông, nhà ở đường Nguyễn Văn Quá, quận 12, TP HCM cho biết: “ Tôi mang một số mẫu xáo tam phân đang bán ở TP HCM nhờ Trung tâm Dược liệu Nam Việt giám định xem là hàng thật hay giả. Sau khi tiếp nhận mẫu, ông Nam Hoàng - phụ trách chuyên môn Công ty Dược liệu Nam Việt cùng nhân viên bộ phận sao chế đưa mẫu rễ cây đi sao vàng, rửa qua rồi sắc nước. Ông Hoàng cho biết thêm, mẫu rễ cây tôi vừa đưa rất giống với rễ cây mà thời gian qua nhiều bệnh nhân sau khi đã mua ở Ninh Hòa, Ninh Vân gửi tới trung tâm nhờ kiểm tra.
 

Xáo tam phân giả
Xáo tam phân giả
Xáo tam phân thật
Xáo tam phân thật


Ông Nam Hoàng, một trong những người đã nhiều năm nghiên cứu về cây xáo tam phân bức xúc: “ Do nguồn cung tăng vọt nên hiện nay trên thị trường đã xuất hiện cây xáo tam phân giả được “lên đời” từ rễ cây vú bò ở Ninh Thuận và rễ cây rễ mọi ở An Giang hoặc bên Campuchia”.
 
Cầm kết quả thử nghiệm, ông Hoàng cho biết rễ xáo tam phân mà tôi nhờ giám định là cây cam rừng, có nhiều ở khu vực miền Đông Nam Bộ và Campuchia. Loại cây này có hình dáng thân lá, rễ khá giống cây xáo tam phân (được tìm thấy nhiều ở Khánh Hòa). Có thể phân biệt như sau: “Cây cam rừng có lá to, mỏng, nhọn ở đầu lá, còn lá cây xáo tam phân thì thuôn dài, tròn ở đầu lá. Mặc dù cam rừng cũng có gai mọc trên lá giống xáo tam phân, nhưng  gai của chúng có đầu hướng xuống đất, trong khi gai của cây xáo tam phân thì có đầu hướng lên trên và có nhiều ở phần thân, có xu hướng chuyển thành dạng thân leo, mọc thành búi (khóm) thường bám theo cây quýt gai. Còn cam rừng thì không có những đặc điểm này.”

Sau khi uống hết ly nước mà ông Hoàng cho dùng thử, ông Thông có cảm giác khi đưa lên miệng nước có mùi nồng, uống có cảm giác “ngang” cổ họng, không có “hậu” sau khi uống, vị thơm hầu như không có. “Liền sau đó, ông Hoàng đưa ly nước có màu vàng đậm như mật ong và đề nghị dùng thử, khi đưa lên miệng ông Thông cảm nhận chúng có mùi thơm tỏa ra dễ chịu khi uống có cảm giác hơi đắng một chút (đắng thanh nhẹ khi nước tới cổ họng cảm giác đắng pha vị ngọt rất dễ chịu). Đồng thời cho biết ly nước tôi vừa uống được sắc từ rễ cây xáo tam phân khai thác ở một số núi của Ninh Hòa – Khánh Hòa. Còn thứ tôi nhờ kiểm tra là rể cây cam rừng”. Ông Hiệp tự rút ra nhận xét.


Theo Bảo Trân
NLĐ

.