Điệp Sơn không phải tên một hòn đảo. Đó là một địa danh: thôn Điệp Sơn, một đơn vị hành chính của xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa.

Thôn Điệp Sơn gồm một vệt 7 đảo nằm thẳng hàng giữa vịnh Vân Phong, trong đó đảo hòn Bịp có cư dân sinh sống.

Trong chuỗi đảo, các đảo Hòn Ó (còn gọi hòn Đuốc hay Đảo Phật nằm), Hòn Quạ, Hòn Bịp, trải dài trên 5 km, đang có hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch bởi hai doanh nghiệp là Công ty Cổ phần Sơn Nam (Công ty Sơn Nam), khai thác tại vị trí Bắc hòn Quạ - Nam hòn Bịp và Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Nha Trang Đông Đô (Công ty Nha Trang Đông Đô), khai thác vị trí Bắc hòn Ó- Nam hòn Quạ. Các đảo này nối với nhau bằng những dải cát. Khi thủy triều xuống, những dải cát nằm dưới mặt nước lộ dần, trở thành những con đường cát quanh co, thơ mộng trên biển.

leftcenterrightdel
Các đảo Hòn ó (còn gọi hòn Đuốc hay Đảo Phật nằm), Hòn Quạ, Hòn Bịp nối với nhau bằng những dải cát. Ảnh: Vân Thảo

Điệp Sơn không phải không có bến. Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân từ đảo vào đất liền, từ lâu huyện Vạn Ninh đã xây dựng tại phía Bắc hòn Bịp một bến tàu dân sinh. Bến hòn Bịp nhỏ, đủ để đáp ứng nhu cầu đi lại của mấy chục hộ dân.

leftcenterrightdel
 Khi thủy triều xuống, những dải cát nối các đảo lộ dần, trở thành con đường cát thơ mộng, lung linh trên biển. Ảnh: IG wav
leftcenterrightdel
Điệp Sơn đang là điểm đến "hot" và hấp dẫn của tỉnh Khánh Hòa 
leftcenterrightdel
 Mỗi ngày Điệp Sơn thu hút hàng nghìn lượt khách. Nhu cầu bến tàu phục vụ hoạt động du lịch là tất yếu

Bến Điệp Sơn cũng không thiết kế để tiếp nhận tàu khách du lịch. Theo thời gian và sự phát triển kinh tế- xã hội trên đảo, bến ấy đã trở nên xuống cấp và lạc hậu.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa, ngày 23/3/2018, Sở Giao thông vận tải đã chủ trì cuộc họp, nội dung bàn về việc xây dựng bến thủy phục vụ dân sinh và hoạt động du lịch tại thôn Điệp Sơn. Cuộc họp có sự tham gia của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa, Phòng Cảnh sát đường thủy- Công an tỉnh Khánh Hòa, Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, Sở Du lịch, Sở Tài nguyên& Môi trường, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong và UBND huyện Vạn Ninh.

leftcenterrightdel
Bình minh Điệp Sơn, nhìn từ hòn Ó (đảo Phật nằm) 

Tại cuộc họp này, các sở, ngành thống nhất cho rằng: một, bến thủy nội địa hiện hữu tại thôn Điệp Sơn (vị trí tại hòn Bịp) đã xuống cấp, không còn đáp ứng được nhu cầu thực tế. UBND huyện Vạn Ninh đã có chủ trương nâng cấp bến thủy dân sinh hòn Bịp, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và hoạt động du lịch tạm thời tại đây. Hai, trong thời gian chờ thực hiện nâng cấp bến dân sinh hiện hữu, để tạo điều kiện thuận lợi phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trên đảo và hoạt động du lịch tạm thời của Công ty Sơn Nam tại Nam hòn Bịp, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan, đơn vị thống nhất đề nghị của UBND huyện Vạn Ninh, làm một bến nhô tạm bên cạnh bến dân sinh hiện hữu. Bến được thiết kế đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định để các phương tiện thủy nội địa có thể ra vào đón, trả khách. UBND huyện Vạn Ninh bố trí kinh phí để hoàn thiện việc nâng cấp bến thủy nội địa dân sinh hiện hữu trong năm 2018. Sau khi hoàn thiện việc nâng cấp bến này, UBND huyện Vạn Ninh có trách nhiệm tháo dỡ bến tạm để đảm bảo an toàn, ổn định cho hoạt động đường thủy nội địa trên địa bàn.

leftcenterrightdel
Bến dân sinh hiện hữu trên đảo Điệp Sơn nằm tại vị trí Bắc hòn Bịp, cách khá xa các điểm du lịch. Mặt khác bến quy mô nhỏ và đã xuống cấp. Ảnh: Lê Kha

Liên quan đến chủ trương hình thành bến tàu tại Điệp Sơn, tại thông báo số 729/TB-UBND, ngày 27/10/2017 của UBND tỉnh Khánh Hòa, đưa ra yêu cầu “chỉ sử dụng cầu đò dân sinh hiện có để vận chuyển khách du lịch, không cho thuê mặt bằng để làm cầu đò thứ hai”.

Tuy nhiên, sau khi khảo sát thực địa, tại cuộc họp, các sở, ngành hữu quan thống nhất nhận định, không thể di chuyển bằng đường bộ từ bến thủy nội địa Điệp Sơn đến địa điểm du lịch tại hòn Ó. Vì vậy, việc bố trí một bế thủy chung tại khu vực Điệp Sơn là không khả thi!

leftcenterrightdel
Chạy dọc các đảo ở Điệp Sơn chưa có hệ thống đường giao thông. Người dân và du khách chỉ có thể quốc bộ men theo bãi cát và bãi đá lổn nhổn dưới chân đảo 
leftcenterrightdel
Con đường cũng có khi là dải san hô chết, khi thủy triều xuống 

Báo cáo của Sở Giao thông vận tải, viết: Thực tế địa phương đã ký hợp đồng cho Công ty Nha Trang Đông Đô thuê mặt bằng tại Bắc hòn Ó và Nam hòn Quạ để kinh doanh du lịch. Theo đó, Công ty đã tiến hành đầu tư, khai thác hoạt động du lịch tạm thời tại vùng đất được thuê và tự làm bến thủy nội địa tạm thời (xếp bàng đá) tại Bắc hòn Ó để đưa đón du khách lên đảo. Vì vậy, nếu không cho phép làm thêm bến thủy nội địa thứ hai tại hòn Ó, thì buộc phải chấm dứt hoạt động du lịch của Công ty Nha Trang Đông Đô tại Bắc hòn Ó và Nam hòn Quạ.

leftcenterrightdel
Bến du lịch tạm tại hòn Ó, do doanh nghiệp du lịch tự xây dựng để đưa đón du khách lên đảo thuận tiện hơn

Từ phân tích trên, Sở Giao thông vận tải đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép Công ty Nha Trang Đông Đô sử dụng bến thủy nội địa tự làm tại hòn Ó để đưa đón du khách lên đảo.

Khảo sát thực tế tại Điệp Sơn, chúng tôi thấy rằng, đề xuất của Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành tỉnh Khánh Hòa là hợp lý. Bởi lẽ, hoạt động khai thác du lịch tại Điệp Sơn hiện nay chỉ là tạm thời và ngắn hạn. Vấn đề ở chỗ, bến thủy dân sinh hiện hữu nằm tại vị trí phía Bắc hòn Bịp, cách điểm du lịch của Công ty Sơn Nam gần 2,5 km, cách điểm khai thác du lịch của Công ty Nha Trang Đông Đô 4 km và cách điểm cuối đảo hòn Ó tới gần 6 km. Nối giữa ba đảo này chưa có hệ thống đường giao thông. Du khách tham quan các đảo chỉ có thể đi bộ men theo bãi cát và bãi đá lổn nhổn dưới chân đảo. Chính bởi vậy, một bến thuyền thứ hai tại Điệp Sơn là cần thiết và không thể thiếu, trong điều kiện hạ tầng giao thông hiện hữu tại đây, để đảm bảo việc đưa đón du khách được thuận tiện. Và, để việc di chuyển của du khách từ bến tàu đến các điểm du lịch không quá xa, khi mà việc di chuyển không thể thực hiện bằng các phương tiện cơ giới.

Nguyễn Huân